Đánh giá các phương pháp điều chế sinPWM, SVM cho biến tần gián tiếp ba pha hai bậc và biến tần trực tiếp

Đánh giá các phương pháp điều chế sinPWM, SVM cho biến tần gián tiếp ba pha hai bậc và biến tần trực tiếp

 03:40 05/07/2019

Trong thực tế hiện nay biến tần có cấu trúc gián tiếp được dùng phổ biến vì có cấu trúc mạch lực và mạch điều khiển đơn giản, có thể sử dụng phương pháp điều chế để điều khiển các khóa bán dẫn như phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM – Pulse Width Modulation), điều chế vector không gian (SVM – Space Vector Modulation). Với biến tần trực tiếp có nhiều loại tùy thuộc vào cấu trúc mạch lực và cấu tạo van bán dẫn (Thyristor, IGBT), trong đó có biến tần ma trận đang được nghiên cứu rộng rãi vì chúng có ưu điểm hơn so với biến tần gián tiếp là trao đổi công suất theo hai chiều, hệ số công suất cosφ có thể điều chỉnh được, chất lượng dòng điện vào và ra dạng sine. Vì vậy, việc xây dựng, lựa chọn các phương pháp điều chế cho biến tần gián tiếp và trực tiếp tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể sẽ tiết kiệm được chi phí chế tạo, đảm bảo chất lượng làm việc của hệ thống, đồng thời đưa ra các phương pháp điều chế mới. Kết quả nghiên cứu được kiểm chứng bằng phần mềm matlab & simulink.

Untitled

Phương pháp điều khiển V/F cho biến tần ma trận sử dụng điều chế véc tơ không gian trực tiếp

 21:34 04/07/2019

Hiện nay các bộ biến tần ma trận (Matrix converter -MC) được coi là biến tần tiên tiến và đang được nghiên cứu rộng rãi. Đây là bộ biến tần trực tiếp AC-AC được xây dựng trên các khóa bán dẫn hai chiều với những ưu điểm nổi bật hơn so với các bộ biến đổi tần số gián tiếp có khâu trung gian một chiều (AC-DC-AC) như trao đổi công suất theo hai chiều, cho phép thực hiện hàm tái sinh năng lượng trả về lưới điện mà không cần có mạch phụ, dòng điện đầu vào có dạng sin, hệ số công suất đầu vào gần bằng 1 và có thể điều chỉnh được. Bài báo trình bày kỹ thuật điều chế véc tơ không gian trực tiếp và phương pháp điều khiển V/F ở biến tần ma trận cho động cơ xoay chiều không đồng bộ. Kết quả nghiên cứu được kiểm chứng bằng phần mềm Matlab & Simulink.

Điều khiển tốc độ dựa trên MRAS cho Động cơ đồng bộ (PMSM) sử dụng kỹ thuật chế độ trượt

Điều khiển tốc độ dựa trên MRAS cho Động cơ đồng bộ (PMSM) sử dụng kỹ thuật chế độ trượt

 02:38 03/07/2019

Máy điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu (PMSM) được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp bởi các ưu điểm vượt trội so với các động cơ khác đó là hiệu suất cao, mật độ công suất cao, có vùng công suất không đổi lớn. Để đạt được hiệu suất cao trong điều khiển hướng từ thông thì thông tin chính xác về vị trí rotorr, thường được đo bằng các các bộ bộ mã hóa và các bộ phân tích, là không thể thiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng các cảm biến sẽ làm tăng giá thành, kích thước, khối lượng và làm phức tạp hệ thống dây điện và sẽ giảm đi hiệu suất của động cơ và giảm độ tin cậy của toàn hệ thống truyền động PMSM. Mục đích của nghiên cứu trong bài báo là phát triển một hệ thống điều khiển không cảm biến xác định tốc độ rotor nhằm thay thế cho phương pháp điều khiển có cảm biến thông thường. Đối với các động cơ PMSM có yêu cầu dãy vận tốc vận hành rộng thì đây là một bất lợi. Bài báo đề xuất áp dụng bộ giám sát trượt MRAS vào việc ước lượng vận tốc vị trí của rotorr trong bài báo sẽ giảm được nhược điểm sai số trong quá trình tính toán ở các dãy vận tốc khác nhau. Điều khiển không cảm biến được đề xuất cung cấp một giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc sử dụng cảm biến vị trí trong hệ thống điều khiển PMSM.

Nghiên cứu ứng dụng vì chống thép ống nhồi bê tông để chống giữ hầm lò

Nghiên cứu ứng dụng vì chống thép ống nhồi bê tông để chống giữ hầm lò

 23:06 22/03/2016

Nghiên cứu ứng dụng vì chống ống nhồi bê tông được áp dụng ở một số nước trong những năm gần đây. Đây là một kết cấu đã từng bước được áp dụng làm vì chống chống giữ hầm lò. Kết quả nghiên cứu cho thấy nó có nhiều ưu điểm hơn so với một số loại vì chống khác như thép U, bê tông, bê tông cốt thép. Tuy nhiên để sử chúng cũng cần tuân thủ đầy đủ các bước từ sản xuất đến thi công. Để sử dụng phổ biến loại vì chống này cần có nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong điều kiện cụ thể.

Nghiên cứu, phân tích hiện trạng mở vỉa khai thác than và định hướng mở vỉa bằng giếng đứng trong tương lai tại vùng mỏ Quảng Ninh

Nghiên cứu, phân tích hiện trạng mở vỉa khai thác than và định hướng mở vỉa bằng giếng đứng trong tương lai tại vùng mỏ Quảng Ninh

 21:31 19/06/2014

Hiện nay, lượng tài nguyên khoáng sản than tại Việt Nam từ mức -125 trở lên đã khai thác gần hết. Theo thăm dò địa chất đến năm 2030, để đảm bảo nhu cầu năng lượng than cung cấp cho các nhà máy, yêu cầu cần phải thăm dò khai thác khoáng sản tới mức -350. Từ trước tới nay, các hệ thống khai thông mở vỉa tại Việt Nam chủ yếu là các đường lò bằng, lò nghiêng, giếng nghiêng nối thông các hệ thống sân ga và hầm trạm bên dưới. Các hệ thống có ưu điểm là thi công đơn giản, chủ yếu được chống bằng sắt vòm. Tuy nhiên, chiều dài đối với giếng nghiêng lớn do yêu cầu về các thiết bị vận tải trong giếng. Việc khai thác tầng khoáng sản dưới sâu mức -350 khi sử dụng giếng nghiêng có những nhược điểm cơ bản sau: chiều dài đường lò lớn do vậy yêu cầu khai trường phải rộng, chi phí xây dựng tăng do chiều dài đường lò tăng, các thiết bị trục tải phải lớn hơn do vậy tăng chi phí đầu tư ban đầu của mỏ. Do vậy, hiện nay để khai thông mở vỉa khai thác các tầng khoáng sản dưới sâu thì việc sử dụng giếng đứng là tối ưu nhất.

Ứng dụng cấu trúc phân tầng trong điều khiển nối lưới cho Tuabin gió sử dụng máy phát điện loại PMSG

Ứng dụng cấu trúc phân tầng trong điều khiển nối lưới cho Tuabin gió sử dụng máy phát điện loại PMSG

 21:45 18/06/2014

Nghiên cứu nguồn năng lượng gió để phát điện có ý nghĩa thiết thực đến việc giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Để tuabin gió vận hành tối ưu với vận tốc gió nhất định thì hệ thống rotor phải có chức năng tự điều chỉnh theo sự thay đổi của vận tốc và hướng gió. Loại máy phát điện PMSG hoàn toàn đáp ứng được những thay đổi này. Bài báo đã đưa ra được kết quả mô phỏng ứng dụng cấu trúc phân tầng trong điều khiển nối lưới cho tuabin gió sử dụng máy phát điện loại PMSG. Ưu điểm của cấu trúc điều khiển phân tầng là tần số, biên độ và độ lệch điện áp luôn đạt giá trị ổn định. Bên cạnh đó, phương pháp điều khiển theo độ trượt (Droop control method) cũng được sử dụng nhằm duy trì công suất phát tối đa bất chấp tải nối với hệ thống. Hơn nữa, việc giảm sóng hài bậc cao cũng có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng điện năng.

Nâng cao chất lượng bộ điều khiển dùng đại số gia tử cho hệ thống lò điện trở

Nâng cao chất lượng bộ điều khiển dùng đại số gia tử cho hệ thống lò điện trở

 21:27 18/06/2014

Lý thuyết đại số gia tử ra đời dựa trên cơ sở của lý thuyết mờ, các bước tổng hợp bộ điều khiển đại số gia tử có nhiều ưu điểm và chính xác hơn bộ điều khiển mờ [1]. Ở bài báo này, nhóm tác giả đi sâu vào việc tìm ra thông số tối ưu cho bộ điều khiển đại số gia tử, nhằm nâng cao hiệu suất của quá trình nung luyện quặng sử dụng trong lò điện. Bằng phương pháp thực nghiệm trên máy tính và phần mềm Matlab & Simulink để xác định  và , trong đó hệ thống tối ưu được đánh giá qua chỉ tiêu tích phân sai lệch của hệ thống Jmin.

Phương pháp trung bình ngẫu nhiên bậc cao đối với dao động uốn của dầm

Phương pháp trung bình ngẫu nhiên bậc cao đối với dao động uốn của dầm

 21:22 17/06/2014

Nghiên cứu tác động của các tải trọng tiền định và các kích động ngẫu nhiên lên các hệ đàn hồi là một vấn đề quan trọng. Nội dung của bài báo là tính toán xác định các đặc trưng dao động uốn của dầm chịu kích động ngẫu nhiên trong môi trường đàn hồi và cản phi tuyến. Sử dụng phương pháp trung bình ngẫu nhiên bậc cao xác định được các xấp xỉ bậc cao của hàm mật độ xác suất và các đặc trưng xác suất khác của dao động uốn của dầm. Các kết quả thu được trong bài báo đã chỉ rõ ưu điểm của phương pháp trình bày so với phương pháp trung bình ngẫu nhiên bậc nhất kinh điển.

Một số vấn đề về triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Một số vấn đề về triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 22:40 29/10/2013

Bài báo trình bày những nét cơ bản về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo của Nhà trường. Qua bài báo, sẽ cho thấy những nét tích cực của phương thức đào tạo mới từ đó phát huy ưu điểm, tìm ra các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng đào tạo của tất cả các thành viên trong Nhà trường.

Ứng dụng thiết bị điện tử công suất trong truyền tải điện cao áp một chiều

Ứng dụng thiết bị điện tử công suất trong truyền tải điện cao áp một chiều

 02:32 29/10/2013

Bài báo nhằm giới thiệu ứng dụng thiết bị điện tử công suất trong truyền tải điện cao áp một chiều. Ngày nay, truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống truyền tải của nhiều quốc gia trên thế giới. Với ưu điểm của HVDC giảm tổn thất công suất trên đường dây truyền tải so với truyền tải điện xoay chiều cùng cấp điện áp, điều này dẫn đến chi phí tổn thất điện năng của hệ thống HVDC sẽ thấp hơn truyền tải điện xoay chiều. Mặt khác hệ thống dùng cấu trúc chuyển đổi mạch điều khiển chỉnh lưu – nghịch lưu 6 xung sử dụng Thyristor, kết hợp mạch lọc, để loại trừ các sóng hài bậc 5 và bậc 7. Đều này có ý nghĩa lớn đến việc cải thiện chất lượng hệ thống HVDC.

Nghiên cứu mô hình tuabin gió sử dụng máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu nối lưới

Nghiên cứu mô hình tuabin gió sử dụng máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu nối lưới

 21:54 20/01/2013

Bài báo nhằm giới thiệu mô hình điều khiển tuabin gió nối lưới dùng máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu. Vì tốc độ gió luôn thay đổi theo thời gian, để tuabin vận hành tối ưu với vận tốc gió nhất định thì hệ thống rotor phải có chức năng tự điều chỉnh theo sự thay đổi của vận tốc và hướng gió. Máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu hoàn toàn đáp ứng được điều này, vì từ thông luôn tồn tại sẵn nhờ hệ thống nam châm vĩnh cửu dán trên bề mặt rotor. Máy phát điện hoạt động với tốc độ vòng quay thấp nhưng nguồn điện năng sản xuất cao. Đây là những ưu điểm chính khi tuabin gió sử dụng máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu. Ngoài ra để điều khiển nối lưới, ta dùng 2 bộ nghịch lưu, nghịch lưu phía máy phát điện dùng điều chỉnh hòa đồng bộ cho máy phát điện cũng như tách máy phát điện ra khỏi lưới khi cần thiết, nghịch lưu phía lưới nhằm giữ ổn định điện áp mạch một chiều trung gian.

Một số vấn đề về triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Một số vấn đề về triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 20:40 20/01/2013

Bài báo trình bày những nét cơ bản về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo của Nhà trường. Qua bài báo, sẽ cho thấy những nét tích cực của phương thức đào tạo mới từ đó phát huy ưu điểm, tìm ra các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng đào tạo của tất cả các thành viên trong Nhà trường.

Ứng dụng thiết bị điện tử công suất trong truyền tải điện cao áp một chiều

Ứng dụng thiết bị điện tử công suất trong truyền tải điện cao áp một chiều

 20:32 20/01/2013

Bài báo nhằm giới thiệu ứng dụng thiết bị điện tử công suất trong truyền tải điện cao áp một chiều. Ngày nay, truyền tải điện cao áp một chiều (HVDC) là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống truyền tải của nhiều quốc gia trên thế giới. Với ưu điểm của HVDC giảm tổn thất công suất trên đường dây truyền tải so với truyền tải điện xoay chiều cùng cấp điện áp, điều này dẫn đến chi phí tổn thất điện năng của hệ thống HVDC sẽ thấp hơn truyền tải điện xoay chiều. Mặt khác hệ thống dùng cấu trúc chuyển đổi mạch điều khiển chỉnh lưu – nghịch lưu 6 xung sử dụng Thyristor, kết hợp mạch lọc, để loại trừ các sóng hài bậc 5 và bậc 7. Đều này có ý nghĩa lớn đến việc cải thiện chất lượng hệ thống HVDC.