Tính toán dao động dọc của thanh chịu tải trọng ở đầu mút

Tính toán dao động dọc của thanh chịu tải trọng ở đầu mút

 21:45 09/03/2016

Tính toán dao động của các hệ đàn hồi chịu tải trọng và các điều kiện biên khác nhau là vấn đề quan trọng trong thực tiễn kỹ thuật. Kết quả tính toán xác định quy luật dao động, các đặc trưng dao động được áp dụng để xác định các điều kiện bền, ổn định của các chi tiết máy, kết cấu công trình… Trong bài này, tác giả trình bày quá trình tính toán xác định một số đặc trưng dao động cơ bản của thanh chịu tải trọng phân bố và tải trọng gắn ở một đầu mút của thanh. Các kết quả tính toán có thể áp dụng trong công tác đảm bảo điều kiện bền vững và ổn định của các kết cấu, công trình xây dựng

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN

 02:48 19/01/2016

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên thực hiện từ học kỳ II năm học 2015-2016. Trong quá trình thực hiện có gì chưa rõ đề nghị các khoa cáo Hiệu trưởng qua phòng Công tác học sinh sinh viên./.

Dự báo, phát hiện, kiểm soát phòng chống cháy nổ khí Mê tan trong khi xén khôi phục đường lò bằng trong than

Dự báo, phát hiện, kiểm soát phòng chống cháy nổ khí Mê tan trong khi xén khôi phục đường lò bằng trong than

 02:43 12/12/2014

Trong khai thác than hầm lò, cháy nổ khí mê tan là sự cố vô cùng nguy hiểm. Ngành than đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn để xảy ra cháy nổ khí mê tan và có vụ đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người. Trên đồ thị 1 thể hiện tỉ lệ tai nạn lao động do cháy nổ khí mê tan tại các mỏ hầm lò trong giai đoạn 1999-2013. Để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, trong những năm qua Đảng, Nhà nước, Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc đã tập trung chỉ đạo áp dụng nhiều giải pháp để ngăn ngừa phòng chống cháy nổ khí mêtan... ...

Sử dụng tổng hợp đá thải sau sản xuất than

Sử dụng tổng hợp đá thải sau sản xuất than

 02:14 12/12/2014

Đá thải sau sản xuất than (Đá thải), là sản phẩm xít thải trong quá trình khai thác và gia công chế biến than. Đá thải chiếm khoảng 15-20% sản lượng khai thác và gia công chế biến than. Đá thải sau khi khai thác và gia công chế biến thường được tích đống hoặc lấp biển; dưới tác dụng của thời gian, mưa gió, ánh nắng mặt trời…, mà tạo ra một lượng lớn: cát bụi, nước có tính axit và có chứa các ion kim loại nặng… gây ô nhiễm môi trường khí quyển, môi trường nước, môi trường đất, đặc biệt gây nguy hại đến sức khỏe của con người. Hơn nữa, nếu đá thải không được sử dụng một cách hiệu quả sẽ gây lãng phí tài nguyên, do đó cần nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, phương pháp sử dụng một cách tổng hợp nguồn tài nguyên khoáng sản này.

Đánh giá thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp cải thiện

Đánh giá thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp cải thiện

 22:12 24/06/2014

Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo dục tổng thể. Để hệ thống giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế một tất yếu khách quan là phải chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh cũng đã triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2010-2011 (Khóa 21 Cao đẳng và K4 đại học). Trải qua khoảng bốn năm thực hiện, học chế tín chỉ đang được giảng viên và sinh viên của trường chấp nhận như một tất yếu cho sự phát triển của nền giáo dục toàn diện. Thực hiện học chế tín chỉ có nghĩa là chúng ta đang đi đúng với giáo dục đại học: sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của giảng viên do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học nói chung và Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng Apatit Carbonat vùng Cam Đường - Lào Cai bằng sơ đồ tuyển nổi hai giai đoạn

Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng Apatit Carbonat vùng Cam Đường - Lào Cai bằng sơ đồ tuyển nổi hai giai đoạn

 21:23 23/06/2014

Quá trình công nghệ chế biến quặng apatit sau công đoạn khai thác từ mỏ để thu hồi apatit là một quá trình đa dạng, phức tạp và phong phú. Quá trình này bao gồm nhiều giải pháp và quy trình kỹ thuật khác nhau để áp dụng cho các đối tượng quặng đầu apatit có tính chất khác nhau đang tồn tại trong thực tế ở Việt Nam... Ở Việt Nam hiện nay, quặng apatit loại II có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu được khai thác và sử dụng trực tiếp để sản xuất phân lân nung chảy, phospho vàng khoảng 1%. Quặng apatit - carbonat Lào Cai (quặng loại II) là nguồn tài nguyên tiềm năng, nguyên liệu phosphat tại Việt Nam. Tuy nhiên, loại quặng này khó tuyển do vậy cần phải nghiên cứu công nghệ tuyển loại quặng này là cần thiết.

Nghiên cứu xác định độ cao dựa trên số liệu GPS - thủy chuẩn trên phạm vi cục bộ phục vụ công tác đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn

Nghiên cứu xác định độ cao dựa trên số liệu GPS - thủy chuẩn trên phạm vi cục bộ phục vụ công tác đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn

 03:54 20/06/2014

Ở mỏ lộ thiên công tác đo vẽ thành lập bản đồ được tiến hành thường xuyên phục vụ cho quá trình khai thác ra khoáng sản của mỏ. Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ, trắc địa mỏ xây dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ, bao gồm: Lưới khống chế mặt bằng (x, y) và lưới độ cao (h). Các điểm của lưới nằm trên các tầng, xung quanh khu vực khai thác. Tuy nhiên do điều kiện địa hình phức tạp nên nhiều chỗ không thể tiến hành đo đạc xác định lưới khống chế độ cao đo vẽ gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Để giải quyết vấn đề này bài báo giới thiệu kết quả xác định cao độ điểm khống chế đo vẽ dựa trên số liệu đo GPS (Global PositioningSystem) -Thủy chuẩn (Số liệu đo song trùng) của các điểm gần kề trong phạm vi cục bộ.

Phân tích đánh giá tình hình tai nạn lao động do sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại các mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Phân tích đánh giá tình hình tai nạn lao động do sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại các mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

 21:22 19/06/2014

Hiện nay, hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng đang diễn ra rộng khắp tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước với các quy mô khác nhau. Một số mỏ làm tơi đất đá bằng cơ giới chiếm tỷ lệ nhỏ, phần lớn các mỏ còn lại đều sử dụng vật liệu nổ công nghiệp(VLNCN) để phá vỡ đất đá. Bên cạnh hiệu quả trong công tác phá vỡ đất đá của VLNCN đã đem lại hiệu quả và trong hoạt động khai thác cũng đó lại tiềm ẩn sự mất an toàn lao động trong quá trình sử dụng VLNCN. Bài báo đi phân tích đánh giá tình hình tai nạn lao động và đưa ra một số các biện pháp khắc phục nhằm đem lại an toàn cho các doanh nghiệp khai thác đá khi sử dụng VLNCN.

Nghiên cứu xác định vị trí làm việc của quạt cục bộ để thông gió cho đường lò xuyên vỉa mức -300 mỏ than Hà Lầm

Nghiên cứu xác định vị trí làm việc của quạt cục bộ để thông gió cho đường lò xuyên vỉa mức -300 mỏ than Hà Lầm

 03:46 19/06/2014

Hiện tại Công ty than Hà Lầm đang thực hiện khai thác phần than từ mức -150 lên Lộ vỉa và đào lò xây dựng cơ bản, chuẩn bị diện sản xuất dưới mức -150. Khi nâng cao sản lượng khai thác than và mở rộng diện sản xuất theo hướng khai thác xuống sâu đối với các mỏ than hầm lò nói chung và Công ty than Hà Lầm nói riêng khi đó tổng số mét lò đào tăng lên đáng kể trong đó tỷ lệ các đường lò có chiều dài lớn chiếm một phần không nhỏ. Đường lò Xuyên vỉa mức -300 mỏ than Hà Lầm có tổng chiều dài khoảng 2400m. Trong quá trình thi công việc lựa chọn phương pháp thông gió hợp lý khi đào đường lò này và xác định các thông số làm việc của quạt cục bộ là cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả thông gió khi đào lò. Do đó việc xác định năng lực của quạt cục bộ và vị trí đặt các quạt phân tán dọc đường lò hợp lý sẽ có ý nghĩa rất lớn để đảm bảo quá trình thông gió khi đào đường lò xuyên vỉa -300 mỏ than Hà Lầm.

Nâng cao chất lượng bộ điều khiển dùng đại số gia tử cho hệ thống lò điện trở

Nâng cao chất lượng bộ điều khiển dùng đại số gia tử cho hệ thống lò điện trở

 21:27 18/06/2014

Lý thuyết đại số gia tử ra đời dựa trên cơ sở của lý thuyết mờ, các bước tổng hợp bộ điều khiển đại số gia tử có nhiều ưu điểm và chính xác hơn bộ điều khiển mờ [1]. Ở bài báo này, nhóm tác giả đi sâu vào việc tìm ra thông số tối ưu cho bộ điều khiển đại số gia tử, nhằm nâng cao hiệu suất của quá trình nung luyện quặng sử dụng trong lò điện. Bằng phương pháp thực nghiệm trên máy tính và phần mềm Matlab & Simulink để xác định  và , trong đó hệ thống tối ưu được đánh giá qua chỉ tiêu tích phân sai lệch của hệ thống Jmin.

Nghiên cứu đề xuất phương án bù hiệu quả trong các mạng điện mỏ hầm lò điện áp 1140V vùng Quảng Ninh

Nghiên cứu đề xuất phương án bù hiệu quả trong các mạng điện mỏ hầm lò điện áp 1140V vùng Quảng Ninh

 05:11 18/06/2014

Để hạn chế dòng điện rò qua người khi chạm vào một pha của mạng điện ba pha trung tính cách ly cần sử dụng giải pháp có hiệu quả là bù thành phần điện dung của dòng rò. Tuy nhiên, với các mạng điện có điện trở cách điện thấp thì ngay cả khi bù hoàn toàn thành phần điện dung của dòng qua người vẫn lớn hơn dòng an toàn khoảnh khắc. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu con người chẳng may chạm vào một pha của mạng điện. Mặt khác, do trong quá trình làm việc điện dung của mạng luôn thay đổi, nên để bù hiệu quả phải thực hiện bù tự động. Việc bù tự động dẫn đến thiết bị bù rất phức tạp và có thể gây ra quá điện áp do cộng hưởng làm chọc thủng cách điện của thiết bị điện. Hiện nay, xu thế các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh là nâng cấp điện áp từ 380 V lên 660 V và 1140 V. Việc nâng cấp điện áp sẽ làm cho thành phần điện dung của dòng rò tăng. Vì vậy, cần nghiên cứu để có giải pháp bù điện dung hợp lý nhằm đảm bảo an toàn điện giật, an toàn nổ và hỏa hoạn.

Định hướng thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường ĐHCN Quảng Ninh

Định hướng thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường ĐHCN Quảng Ninh

 04:43 18/06/2014

Nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức dạy học đặc thù ở đại học có tác dụng giúp sinh viên chủ động học tập, tìm tòi sáng tạo, vừa nắm vững tri thức mới, vừa luyện tập vận dụng các phương pháp nhận thức mới, đồng thời rèn luyện thói quen, ý chí và hình thành các kỹ năng nghiên cứu khoa học, nó có tác dụng rất lớn đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên. Đây là những lợi ích thiết thực mà nghiên cứu khoa học mang lại cho sinh viên. Ở trường ĐHCN Quảng Ninh hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học như sinh viên có lòng đam mê, hứng thú với tri thức khoa học; mong muốn tìm tòi và lĩnh hội tri thức khoa học mới, sáng tạo những thành tựu khoa học mới; nhà trường có chính sách rộng mở và khuyến khích sinh viên khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học; đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và nhiệt huyết có đủ khả năng hướng dẫn và định hướng cho sinh viên với các đề tài nghiên cứu, các công trình khoa học. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức đưa sinh viên vào hoạt động Nghiên cứu khoa học ở trường ĐHCN Quảng Ninh còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đa phần sinh viên còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể tiến hành nghiên cứu khoa học, bản thân sinh viên còn lúng túng trong việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động nghiên cứu cụ thể. Về phía nhà trường còn thiếu các văn bản quy định và các hoạt động hướng dẫn cho việc nghiên cứu của sinh viên thêm vào đó là hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho sinh viên nghiên cứu khoa học còn thiếu thốn. Về phía giáo viên thì năng lực chuyên môn và kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học còn thiếu và còn yếu. Vì vậy về phía nhà trường cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thông văn bản, quy định cũng như có các hoạt động cụ thể khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học đồng thời từng bước hỗ trợ về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu...

Một số biểu hiện đặc trưng nhân cách sống của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và giải pháp phát triển trong thời kì mới

Một số biểu hiện đặc trưng nhân cách sống của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và giải pháp phát triển trong thời kì mới

 01:36 05/03/2014

Sinh viên là lớp thanh niên trí thức là lực lượng lao động chủ yếu đã và sẽ thực hiện quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nói đến sinh viên tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Trong sự đóng góp của lực lượng sinh viên Việt Nam nói chung đó đã có những đóng góp không nhỏ của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Vì vậy việc tìm ra một số biểu hiện đặc trưng nhân cách sống cũng như xây dựng những giải pháp phát triển nhân cách sống của sinh viên Nhà trường trong thời kỳ mới hiện nay là một việc làm cần thiết.

Xác định các tham số cơ học của mô hình biến dạng bằng phương pháp thực nghiệm

Xác định các tham số cơ học của mô hình biến dạng bằng phương pháp thực nghiệm

 19:47 03/03/2014

Các biểu hiện cơ học của đá và khối đá không phải lúc nào cũng có thể ghi nhận được qua thí nghiệm và thực tế kết quả thí nghiệm chỉ mang tính điển hình của các mẫu đặc trưng. Vì thế để có được cái nhìn tổng quát về các quá trình cơ học diễn ra trong khối đá, cần thiết phải mô phỏng khối đá bằng mô hình cơ học. Mỗi một mô hình cơ học lại được đặc trưng bởi các tham số nhất định. Như vậy để chọn được mô hình cho một loại đá hay khối đá nào đó, vấn đề quan trọng là phải xác định được tham số cơ học của mô hình đặc trưng cho loại đá đó.

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thông gió,quản lý khí mỏ nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty than Mạo Khê

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thông gió,quản lý khí mỏ nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty than Mạo Khê

 19:32 02/03/2014

Không khí mỏ thực chất là khí trời quá trình di chuyển từ ngoài mặt đất đi vào trong các đường lò nó sẽ bị thay đổi hàng loạt tính chất lí hóa nghĩa là thành phần hóa học và đặc tính vật lí của chúng cũng bị thay đổi, nguyên nhân làm thay đổi không khí mỏ là do trong khoáng sản và trong đất đá có chứa hàm lượng một số chất khí, lưu lượng không khí dịch chuyển trong các đường lò lớn hay nhỏ, nhanh hay chậm, chiều dài của các đường lò ngắn hay dài, mức độ hấp thụ ô xy và khả năng ô xy hóa khoáng sản có ích nhiều hay ít, quy trình công nghệ khai thác áp dụng trong mỗi diện sản xuất khác nhau…Với mức độ xuất hiện và di chuyển phức tạp của không khí như vậy trong hầm lò đòi hỏi công tác thông gió mỏ và quản lí khí mỏ phải đúng yêu cầu kỹ thuật và quy chuẩn an toàn đề ra.

Sự hình thành, tồn tại và kết thúc lò chợ dài

Sự hình thành, tồn tại và kết thúc lò chợ dài

 19:50 13/11/2013

Tuân theo quy luật tự nhiên, mọi sự vật hiện tượng đều có sự hình thành, tồn tại và kết thúc. Mỏ hầm lò hoặc một khu khai thác trong mỏ luôn có sự hình thành, tồn tại và kết thúc. Trong ba giai đoạn trên thì phần lớn các tài liệu chỉ quan tâm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về giai đoạn tồn tại. Tuy nhiên các quá trình công nghệ để hình thành cũng như kết thúc lò chợ luôn rất phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới công tác an toàn và chi phí sản xuất của mỏ. Hai giai đoạn còn lại cũng như mối quan hệ của ba giai đoạn này chưa được quan tâm đầy đủ và ít tài liệu đề cập. Do đó việc tìm hiểu sự hình thành, tồn tại và kết thúc lò chợ là điều rất cần thiết và thiết thực.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất keo tụ đến tốc độ lắng bùn than

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất keo tụ đến tốc độ lắng bùn than

 20:22 12/11/2013

Công nghệ xử lý bùn nước giữ một vai trò rất quan trọng trong xưởng tuyển khoáng nói chung, trong tuyển than nói riêng. Trước kia, khâu xử lý bùn nước chỉ được xem như là quá trình phụ trợ trong khâu hoàn thiện sản phẩm. Ngày nay, người ta đã ý thức rõ hơn tầm quan trọng của việc xử lý bùn nước, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhà máy tuyển.

Nghiên  cứu một số phương pháp xác định sức kháng cắt của đá dùng để tính toán một số thông số của đầu mũi khoan đá vùng Quảng Ninh

Nghiên cứu một số phương pháp xác định sức kháng cắt của đá dùng để tính toán một số thông số của đầu mũi khoan đá vùng Quảng Ninh

 03:33 12/11/2013

Quá trình khoan tạo lỗ trong đất đá là quá trình tương tác giữa đầu mũi khoan với đất đá để tạo ra trong đất đá ứng suất lớn hơn giới hạn bền của đá để phá huỷ chúng. Khả năng chịu cắt của đá là yếu tố quan trọng dùng để xem xét quá trình khoan tạo lỗ. Nó được định lượng bằng lực cắt của dụng cụ cắt. Bài báo này trình bày các vấn đề về xác định sức kháng cắt của đá. Điều này được thực hiện bởi một số phương pháp khác nhau. Phương pháp thứ nhất là tính toán theo lý thuyết dựa trên một số giả thuyết và quan sát thực nghiệm. Phương pháp thứ hai được đo từ trong phòng thí nghiệm cắt. Phương pháp khác là mô phỏng quá trình cắt bằng một vài chương trình tính toán trên máy tính. Mục tiêu của bài báo này là xem xét một số phương pháp mô phỏng số, trong đó nghiên cứu mô phỏng số bằng phần mềm Inventor3D[2] và Ansys [3], được tác giả sử dụng để thực hiện một mô hình cụ thể về sức kháng cắt của đá, làm cơ sở cho việc tính toán một số thông số của đầu mũi khoan dùng để khoan tạo lỗ nổ mìn trong khai thác hầm lò vùng Quảng Ninh.

Xã hội hóa thể dục thể thao trường học

Xã hội hóa thể dục thể thao trường học

 02:34 12/11/2013

Thực hiện chủ trương xã hội hóa về TDTT là quá trình giáo dục và vận động mọi tầng lớp nhân dân tích cực tự giác rèn luyện thân thể, xây dựng một xã hội hoạt động TDTT vì mục tiêu sức khỏe, là quá trình huy động mọi tầng lớp xã hội cộng đồng trách nhiệm phát triển TDTT, là quá trình đa dạng hóa về hình thức tổ chức và đổi mới về cơ chế quản lý hoạt động TDTT. Xã hội hóa TDTT trong hệ thống trường học các cấp là quá trình nâng cao thể chất, thực hiện mục tiêu Giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, tạo động lực cơ bản để thực hiện định hướng nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam trong thế kỷ 21, là huy động toàn xã hội cùng chăm lo cho thế hệ trẻ, là đổi mới tận gốc nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của TDTT cho nhiều tầng lớp người la động mới. Với hai mục tiêu cơ bản, xã hội hóa TDTT nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động lực lượng của toàn xã hội cùng chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT, tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân được hưởng thụ thành quả TDTT ở mức độ ngày càng cao.

Phân tích lựa chọn phương pháp hàn đắp khi phục hồi trục khuỷu của động cơ đốt trong

Phân tích lựa chọn phương pháp hàn đắp khi phục hồi trục khuỷu của động cơ đốt trong

 02:26 12/11/2013

Trục khuỷu là một bộ phận trong động cơ đốt trong, có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục. Trên trục khuỷu ngoài các cổ chính trùng với tâm quay của trục còn có các bậc trục lệch tâm để lắp với tay biên, gọi là các cổ biên. Trong quá trình làm việc của động cơ đốt trong, trục khuỷu nhận nhiệm vụ nhận lực từ piston tác dụng lên tay biên tạo mô men quay cho trục dẫn ra như trục ly hợp, hộp số, đồng thời tiếp nhận năng lượng tích trữ tại bánh đà tạo thành lực đẩy cho piston lên, xuống thực hiện các chu trình làm việc của động cơ...