Phương pháp hệ thống tài khoản quốc gia và việc áp dụng trong thống kê các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam

Thứ hai - 21/03/2016 21:04
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Việt Nam cần sử dụng thước đo chung về hoạt động kinh tế với các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế. Do đó, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc chuyển từ hệ thống các bảng kinh tế quốc dân (Material Product System - MPS) sang hệ thống thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA) là cần thiết.

Hệ thống tài khoản quốc gia (The System of National Accounts - SNA) là một hệ thống thống kê kinh tế vĩ mô được trình bày dưới dạng các tài khoản, bảng, biểu thống kê kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ mang tính hệ thống dùng để mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản của nền kinh tế. Phân loại thống kê theo khu vực thể chế là một dạng phân loại rất đặc trưng của hệ thống tài khoản quốc gia nhằm phản ánh quá trình sản xuất, quá trình tạo thu nhập, phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập, sử dụng thu nhập cho mục đích tiêu dùng, để dành và tích luỹ, quá trình hình thành các nguồn vốn và hình thức huy động vốn, tổng giá trị tài sản cố định, tài sản tài chính.... của từng khu vực thể chế và mối quan hệ giữa các khu vực thể chế với nhau. Những thông tin có được từ biên soạn các tài khoản theo khu vực thể chế giúp Đảng và Nhà nước nhận biết rõ tình hình kinh tế của đất nước, từ đó rút ra những quy luật của nền kinh tế phục vụ cho điều hành, dự đoán tình hình phát triển kinh tế và đưa ra các quyết sách cần thiết nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của nền kinh tế, điều tiết thu nhập, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn