Lãnh đạo nhà trường động viên, thăm hỏi  sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh”

Lãnh đạo nhà trường động viên, thăm hỏi sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh”

 03:50 23/07/2021

“Mùa hè xanh” là một chương trình tình nguyện diễn ra trong kỳ nghỉ hè, là một trong những hoạt động vô cùng ý nghĩa của các bạn học sinh, sinh viên. Nó không chỉ đơn thuần là một chuyến đi dài mà còn là một chuỗi các hoạt động xã hội mang ý nghĩa lớn lao và tính nhân văn sâu sắc. Nhằm động viên sinh viên tham gia chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”, sáng ngày 22/7, Đoàn công tác nhà trường do TS.Hoàng Hùng Thắng - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô dại diện các tổ chức đoàn thể, khoa, phòng trong nhà trường đã đến thăm hỏi, động viên các em sinh viên tình nguyện tại xã đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà.

189b404e1cbecfe34e6292aec1397965 L

Vai trò và đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

 02:14 03/07/2019

Bước vào những thập niên đầu thế kỷ XXI, cùng với sự dịch chuyển quyền lực thế giới từ Tây sang Đông, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có nhiều sự thay đổi sâu sắc. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, thúc đẩy đan xen lợi ích, thực hiện can thiệp linh hoạt hơn, kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau để tạo dựng vị thế. Cục diện trong khu vực hiện nay đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới tác động rất lớn đến quốc phòng, an ninh của nước ta. Trước tình hình đó đòi hỏi phải không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự lãnh đạo của Đảng ta luôn là một trong những nhân tố hết sức cơ bản, chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói riêng; nhất là đối với thời kỳ nước ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đưa đất nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mô hình "cửa sổ Johari" và việc vận dụng để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường ĐHCN Quảng Ninh

Mô hình "cửa sổ Johari" và việc vận dụng để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường ĐHCN Quảng Ninh

 02:27 27/11/2018

Để học tập và làm việc có hiệu quả, mỗi sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân mình, hiểu và thông cảm với người khác... Kỹ năng tự nhận thức và làm việc nhóm trước giờ vẫn là một trong những điểm yếu của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Trau dồi kỹ năng làm việc nhóm là một việc làm hết sức cần thiết và tạo nền tảng thiết thực cho sinh viên vững bước sau khi tốt nghiệp ra trường. Nội dung bài báo giúp người đọc hiểu được mô hình “cửa sổ Johari” và việc vận dụng để nâng cao kỹ năng tự nhận thức và làm việc nhóm, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đánh giá hiện trạng và giải pháp cải tạo hệ thống thông gió mỏ than Mạo Khê

Đánh giá hiện trạng và giải pháp cải tạo hệ thống thông gió mỏ than Mạo Khê

 19:47 18/12/2014

Trong khai thác than hầm lò thông gió mỏ đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là những mỏ khai thác ở những độ sâu lớn. Mỏ than Mạo Khê là một trong những mỏ khai thác ở độ sâu lớn và tiếp tục có xu hướng khai thác xuống sâu hơn nữa đặc biệt mỏ còn được xếp vào loại siêu hạng về khí và bụi nỏ, nên vấn đề thông gió cần thiết phải được quan tâm sâu sắc. Bài báo đưa ra nhằm phân tích và đánh giá hiện trạng hệ thống thông gió mỏ than Mạo Khê. Từ đó đề xuất biện pháp cải tạo hệ thống thông gió một cách phù hợp nhất, nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho công tác thông gió mỏ.

Phép tỉ dụ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Phép tỉ dụ trong tiếng Anh và tiếng Việt

 21:39 24/06/2014

Biện pháp tỉ dụ (simile) được sử dụng rộng rãi và rất hữu ích trong viết văn, viết học thuật cũng như trong giao tiếp thông thường ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Tiếng Anh và tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Cả hai ngôn ngữ đều sử dụng so sánh một cách hiệu quả như một công cụ làm cho lời nói, câu văn dễ hình dung hơn, sinh động và hấp dẫn hơn. So sánh giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về một hay nhiều phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng. Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tượng trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, hai nền văn hóa khác nhau, hai ngôn ngữ khác nhau, cách sử dụng phép tỉ dụ có những đặc điểm nào khác nhau? Hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây sẽ thể hiện những nét riêng của mình ở các hình ảnh được dùng trong so sánh như thế nào? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự giống và khác nhau giữa lối so sánh trong tiếng Anh và lối so sánh trong tiếng Việt.

Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên đại học công nghiệp Quảng Ninh

Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên đại học công nghiệp Quảng Ninh

 03:21 29/10/2013

Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Dân tộc Việt Nam từ ngàn năm lịch sử đã sáng tạo ra cả kho tàng ca dao, tục ngữ đồ sộ. Có thể coi đó như pho sách giáo khoa có giá trị vào bậc nhất về luân lý đạo đức. Đã từ rất lâu người Việt Nam đã khéo léo lồng ghép việc răn giảng đạo đức vào tục ngữ, ca dao nhằm góp phần rèn giũa nhân cách cho con người. Trong tục ngữ, ca dao có thể khai thác nhiều khía cạnh giá trị đạo đức sâu sắc có tác dụng khuyên răn và giáo dục đến các đối tượng lĩnh hội. Sinh viên là lực lượng cơ bản và nòng cốt của thanh niên Việt Nam - những chủ nhân tương lai của đất nước. Nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam là đào tạo những sinh viên ấy trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy trong nhà trường ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức thì giáo dục còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách cho người học. Thiết nghĩ với đặc thù là một trường kỹ thuật các giảng viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh càng nên đẩy mạnh việc lồng ghép tục ngữ, ca dao vào trong quá trình giảng dạy nhằm góp phần bồi đắp và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp cho sinh viên.

Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao việt nam cho sinh viên Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 20:38 20/01/2013

Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay.