Tóm tắt nội dung các học phần


 
1) Những nguyên lý cơ bản của chủ Nghĩa Mác- Lênin (5,5,0)
Học phần nghiên cứu hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin gồm ba bộ phận lý luận cơ bản, có mối liên hệ thống nhất biện chứng với nhau, đó là: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Ngoài chương mở đầu, nội dung chương trình môn học được cấu trúc thành 3 phần, 9 chương
Phần thứ nhất: Thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác- Lênin
Phần thứ 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác- Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Phần thứ 3: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH
2) Tư tưởng Hồ Chí Minh (2,2,0)
Học phần tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung nghiên cứu làm rõ các nội dung: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung bản chất, cách mạng, khoa học của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh như vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản, dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, văn hóa, đạo đức và con người; qua đó, đánh giá những giá trị tư tưởng lý luận cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới và khẳng định vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.   
3) Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (3,3,0)
Học phần đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản có hệ thống về sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam- chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam; về quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng của Đảng, đặc biệt là đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản của thời kỳ đổi mới; về kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam.Từ đó xây dựng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. Giúp sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức môn học để nhận xét, giải thích, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…theo đường lối, chính sách của Đảng.
4) Pháp luật đại cương (2,2,0)
Học phần giới thiệu những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật XHCN, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, hệ thống pháp luật- pháp chế XHCN. Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật nhà nước, Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật lao động…               
5) Kinh tế học đại cương (2,2,0)
Học phần giới thiệu đại cương về kinh tế học, các nguyên lý cơ bản về hoạt động của toàn bộ nền kinh tế cũng như các thành viên kinh tế; giới thiệu về một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như GDP, GNP… và các chính sách vĩ mô quan trọng.
Học phần còn giới thiệu những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp và cung cầu hàng hoá trên thị trường, giới thiệu lý thuyết lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu, lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp, giới thiệu về thị trường yếu tố sản xuất của doanh nghiệp; vai trò của Chính phủ trong kinh tế thị trường.
6) Nhập môn lôgic học (2,2,0)
Logic học là khoa học nghiên cứu khái niệm, phán đoán, suy luận và những quy luật của tư duy. Đó là, những hình thức và quy luật của sự tư duy đúng đắn; Nghiên cứu logic sẽ giúp cho  người học nắm vững những hình thức, quy tắc và quy luật chi phối sự phát triển của tư duy, là cơ sở cho việc tiếp cận những khoa học khác.                    
7) Nhập môn xã hội học (2,2,0)
Học phần Nhập môn xã hội học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành, phát triển môn Xã hội học với tư cách là một môn khoa học; cung cấp những khái niệm, những luận điểm cơ bản của cách tiếp cận xã hội học đối với các vấn đề xã hội; những phương pháp nghiên cứu cơ bản của xã hội học. Đồng thời cung cấp các kiến thức thực tiễn về các vấn đề xã hội ở Việt Nam; giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về các vấn đề xã hội và có kỹ năng cần thiết để nghiên cứu về một vấn đề xã hội
8) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (2,2,0)
Giúp cho người học  những kiến thức cơ bản nhất về nghiên cứu khoa học. Bắt đầu từ cách hình thành đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo, cách trình bày đề tài khoa học ở seminar, hội nghị khoa học, cách viết một công trình khoa học (bài báo, luận văn, nghiệm thu đề tài ...).
9) Tâm lý học đại cương (2,2,0)
Nội dung chương trình Tâm lý học đại cương bao gồm: Những vấn đề khái quát về tâm lý học với tư cách là một khoa học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; sự hình thành và phát triển tâm lý - ý thức; hoạt động nhận thức; ngôn ngữ và nhận thức; tình cảm và ý chí; nhân cách và các thuộc tính tâm lý của nhân cách… Những kiến thức trong môn học này sẽ là cơ sở nền tảng giúp sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản về tâm lý học đại cương và ý tưởng của những học thuyết khác nhau nhằm giải thích đầy đủ các khái niệm tâm lý học, giúp người học nhận thức được Tâm lý học là một ngành khoa học có khả năng ứng dụng rộng rãi vào đời sống. 
10) Văn hóa kinh doanh (2,2,0)
Học phần Văn hóa kinh doanh trang bị cho người học những kiến thức chung về văn hóa kinh doanh (tổng quan về văn hóa kinh doanh, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp) và những kỹ năng cần thiết để tổ chức ứng dụng, phát triển các kiến thức về văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh. Thông qua đó, sinh viên biết vận dụng những vấn đề lý luận để xây dựng và phát triển văn hóa của doanh nghiệp, ứng dụng trong các hoạt động kinh tế.      
11) Tiếng anh cơ bản 1 (4,4,0)
Các hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thời (Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, tương lai). Các loại từ: Danh từ, tính từ, trạng từ, mạo từ, giới từ. Cung cấp vốn từ vựng theo từng bài, chủ đề. Rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe – nói – đọc – viết một cách hài hòa.   
12) Tiếng anh cơ bản 2 (4,4,0)
Các hiện tượng ngữ pháp cơ bản: Các thời (Hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ hoàn thành). Các cấu trúc: Câu điều kiện, câu gián tiếp, câu bị động. Nghiên cứu sâu hơn về các loại từ: Danh từ ghép, động từ 2 thành tố, tính từ. Rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe – nói – đọc – viết thông qua các bài tập ngữ pháp, bài nghe, bài đọc hiểu, hội thoại.
13) Tiếng anh chuyên ngành (3,3,0)
Rèn luyện kỹ năng đọc và dịch chuyên ngành khai thác, bổ sung vốn từ chuyên ngành;. Nâng cao năng lực giao tiếp chuyên môn bằng tiếng anh. 
14) Toán cao cấp 1 (3,3,0)
Cung cấp các kiến thức về phép tính giải tích hàm một biến, phép tính giải tích hàm nhiều biến và giải phương trình vi phân cấp 1 và cấp 2.
15) Toán cao cấp 2  (3,3,0)
Cung cấp các kiến thức về phép tính giải tích hàm một biến, phép tính giải tích hàm nhiều biến và giải phương trình vi phân cấp 1 và cấp 2.
16) Vật lý đại cương (4,3,1)
Học phần vật lý đại cương  thuộc khối ngành công nghệ ở trình độ đại học đề cập đến các qui luật của chuyên động của vật thể, các định luật bảo toàn trong chuyển động, sự tương tác của vật chất. Học phần gồm ba phần chính:
Phần 1 Cơ học:
Phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ học cổ điển ( cơ học Newon) và cơ sơ của cơ học tương đối tính ( thuyết tương đối hẹp Einstein);
Phần 2 Nhiệt học:
Phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về chuyển động nhiệt phân tử và các nguyên lý cơ bản của nhiệt động lực học;
Phần 3 Điện từ học:
Phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến tương tác tĩnh điện, tương tác tĩnh từ và mối liên hệ giữa điện trường và từ trường biến thiên;
Phần thí nghiệm:
Rèn luyện cho sinh viên các thao tác cơ bản về thực hành thí nghiệm  và giúp sinh viên hiểu sâu hơn bản chất các sự vật hiện tượng các định luật, nguyên lý đã được trang bị ở phần lý thuyết.   
17) Hóa học đại cương (2,2,0)
Trang bị kiến thức về cấu tạo của nguyên tử, giải thích cấu trúc hình học các phân tử và các loại liên kết của phân tử. Các kiến thức cơ bản về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng, cân bằng hóa học. Áp dụng giải thích sự chuyển dịch của các phản ứng thuận nghịch. Đồng thời cung cấp khái niệm, kiến thức cơ bản về đại cương dung dịch, dung dịch điện li; điện hóa học: pin điện và ăc quy.
18) Nhập môn tin học (3,2,1)
Nội dung của học phần nhằm cung cấp cho sinh viên:
- Các kiến thức mở đầu, cơ bản về tin học;
- Biết sử dụng các dịch vụ Web và Mail của Internet;
- Các thao tác chính sử dụng hệ điều hành Windows
19) Môi trường công nghiệp (3,3,0)
Học phần giới thiệu kiến thức cơ bản về môi trường và ô nhiễm môi trường, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, phương pháp báo cáo, đánh giá chất lượng môi trường. Mối quan hệ giữa hoạt động công nghiệp với sự suy biến môi trường, xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động công nghiệp. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam.
20) Xác suất thống kê (2,2,0)
Học phần này giới thiệu các kiến thức về xác suất thống kê và thống kê toán. Bao gồm: Lý thuyết xác suất; biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất; lý thuyết mẫu.
 
 
 
21) Quy hoạch tuyến tính (2,2,0)
Học phần này giới thiệu các kiến thức về Qui hoạch tuyến tính. Bao gồm: Bài toán qui hoạch tuyến tính và phương pháp đơn hình; lý thuyết đối ngẫu; bài toán vận tải và phương pháp thế vị.
22) Tin học văn phòng (2,2,0)
Trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng soạn thảo, định dạng và in ấn các loại văn bản bằng phần mềm Microsoft Word. Các kiến thức và kỹ năng làm việc với bảng tính bằng phần mềm Microsoft Excel.
23) Đại cương về trái đất (2,2,0)
Học phần nhằm giới thiệu vị trí của trái đất trong vũ trụ, cấu tạo của trái đất, các hiện tượng kiến tạo, phong hoá của trái đất. Các loại đá và khoáng vật cơ bản cấu tạo nên vỏ trái đất.
24) Mở vỉa và khai thác hầm lò (4,3,1)
Học phần giới thiệu các hệ thống mở vỉa và chuẩn bị thích ứng với điều kiện địa chất mỏ, điều kiện kinh tế, kỹ thuật. Các thông số của hệ thống mở vỉa và chuẩn bị, đồng thời xác định được khối lượng của các đường lò trong hệ thống mở vỉa, chuẩn bị. Giới thiệu các hệ thống khai thác thích ứng với điều kiện địa chất mỏ, đồng thời xác định được thứ tự khai thác trong mỏ và các thông số của hệ thống khai thác.           
25) Giáo dục thể chất (3,0,3)
Học phần nhằm giới thiệu hệ thống kiến thức cơ bản về cơ sở khoa học và tác dụng rèn luyện thể chất, thực hành hệ thống các bài tập thể dục cơ bản về điền kinh, bóng chuyền.
26) Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)
Học phần đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản: đội ngũ đơn vị, sử dụng bản đồ, địa hình quân sự, một số loại vũ khí bộ binh, thuốc nổ, phòng chống vũ khí huỷ diệt lớn; cấp cứu ban đầu các vết thương; Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK ; từng người trong chiến đấu tiến công; từng người trong chiến đấu phòng ngự.    
27) Hình họa - vẽ kỹ thuật (3,3,0)
- Phương pháp biểu diễn: Phép chiếu-bản vẽ; Biểu diễn phẳng các yếu tố hình học cơ bản. Quan hệ liên thuộc, quan hệ cắt nhau, quan hệ song song;
            - Độ lớn thật, đa diện, đường cong và mặt cong, các bài toán về cắt nhau, tiếp xúc của mặt cong. Bài toán biến đổi dùng tập hợp;
            - Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về vẽ kỹ thuật, bồi dưỡng khả năng lập và đọc bản vẽ, đồng thời rèn luyện cho họ tác phong làm việc khoa học, có ý thức tổ chức kỷ luật, tính cẩn thận, kiên nhẫn của người làm công tác kỹ thuật;
            - Biểu diễn các yếu tố không gian lên mặt phẳng, phương pháp giải quyết các bài toán, các tiêu chuẩn, lập và đọc bản vẽ kỹ thuật, biểu diễn vật thể, các quy ước và phương pháp vẽ các mối ghép, các bộ truyền động.
28) Cơ lý thuyết (2,2,0)
Tĩnh học: các tiên đề tĩnh học, lực, liên kết, phản lực liên kết, phương pháp khảo sát các hệ lực: phẳng, không gian, ngẫu lực và mômen, lực ma sát;
Động học: các đặc trưng chuyển động của điểm và vật thể, chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay, chuyển động song phẳng và hợp các chuyển động;
Động lực học: các định luật, định lý cơ bản của động lực học, nguyên lý d’Alambert, phương trình Lagrange loại II, nguyên lý di chuyển khả dĩ và hiện tượng va chạm trong thực tế kỹ thuật;
29) Sức bền vật liệu (2,2,0)
            Học phần này nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về biến dạng, ứng suất, điều kiện bền của một số biến dạng trong vật thể. Tính toán bền, biến dạng và ổn định cho các chi tiết máy hoặc cấu kiện công trình đảm bảo điều kiện an toàn và ổn định.
30) Nguyên lý máy - Chi tiết máy (2,2,0)
            - Nguyên lý, cấu tạo, các đặc tính động học, động lực học của các cơ cấu thông dụng như cơ cấu bốn khâu phẳng, cơ cấu bánh răng, cơ cấu culít, cơ cấu cam. Trang bị cho sinh viên kiến thức để giải hai bài toán cơ bản phân tích nguyên lý cấu tạo, động học, động lực học của cơ cấu và máy đã cho và tổng hợp (thiết kế) cơ cấu và máy từ những điều kiện động học và động lực học đã cho trước;
- Giới thiệu ưu nhược điểm, kết cấu, cách tính toán các chi tiết ghép như: mối ghép đinh tán, mối ghép bằng ren, mối ghép bằng then và then hoa, mối ghép có độ dôi. Giới thiệu ưu nhược điểm, kết cấu, cách tính toán các bộ truyền động cơ khí như: Truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền động xích ... Giới thiệu ưu nhược điểm, kết cấu, cách tính toán các chi tiết đỡ và nối như: Trục, ổ trục, khớp nối.
31) Kỹ thuật điện - điện tử (3,2,1)
  + Kiến thức cơ bản về mạch điện một chiều, xoay chiều hình sin 1 pha, xoay chiều 3 pha;
+ Kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính, ưu nhược điểm, ứng dụng của các linh kiện điện tử như: điôt, tranzitor, tiristor, IC;
+ Kiến thức về đại số BOOLE, các phương pháp tối giản hàm Logic, thiết kế mạch Logic thông dụng. Giúp sinh viên hiểu được các ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong ngành chuyên môn của mình .
32) Thủy lực - máy thủy khí (3,3,0)
- Các quy luật của chất lỏng đứng yên và chuyển động, đồng thời nghiên cứu những tác dụng của quy luật đó trong thực tế sản xuất. Cung cấp bảng đơn vị thường dùng trong thuỷ lực, các bảng tra cứu, các đồ thị thuỷ lực để sinh viên tham khảo trong học tập đồng thời  sử dụng trong tính toán thiết kế;
- Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về thuỷ tĩnh, thuỷ động, các loại máy bơm và động cơ thuỷ lực, khí nén và quạt gió, các loại van khoá. Kiến thức về truyền động thuỷ tĩnh, thuỷ động. Các sơ đồ thuỷ lực áp dụng trong máy khai thác.
33) Điện khí hóa xí nghiệp (2,2,0)
+ Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện như: Thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, trạm mạng điện hạ áp, đường dây;
+ Các tính toán thông số như dòng điện, chọn dây dẫn, chọn thiết bị bảo vệ cho các phân xưởng, xí nghiệp khi biết các thông số của phụ tải.
34) Trắc địa mỏ (3,2,1)
Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản của ngành trắc địa; các công tác đo đạc chủ yếu như: góc dốc, độ dài, độ cao, đo chi tiết. Nội dung chủ yếu của công tác đo vẽ thành lập bản đồ;
Học phần cung cấp những kiến thức khái quát về công tác trắc địa hàng ngày ở mỏ lộ thiên và mỏ hầm lò bao gồm công tác cập nhật bản đồ khai thác định kỳ, xác định các phương vị đường lò, toạ độ các điểm mở khai trường;
Thực hành đo góc, đo độ dài, đo độ cao bằng máy và dụng cụ đo như: máy kinh vĩ thường, máy thuỷ chuẩn và mia thuỷ chuẩn thường. Chuyển toạ độ điểm từ bản đồ ra thực địa, đo vẽ địa hình chi tiết.
 
 
35) Địa chất mỏ (3,2,1)
Học phần cung cấp những kiến thức địa chất mỏ cơ bản: Các cấu tạo địa chất: nếp uốn, đứt gãy, trữ lượng khoáng sản. Tài liệu và bản vẽ địa chất cần thiết phục vụ cho chuyên ngành khai thác mỏ;
Nhận biết các loại đá trầm tích ở mỏ than, xác định thế nằm của nó trong thực tế. Xác định được thế nằm của vỉa trên bản đồ vỉa. Lập được các mặt cắt qua vỉa và tính được trữ lượng khối địa chất.
36) Cơ lý đá (2,2,0)
Học phần cung cấp giới thiệu tính chất cơ lý của đấy đá, ứng dụng các tính chất cơ lý của đất đá vào việc phá vỡ đất đá, tăng cường độ bền của khối đá và tính toán áp lực tác dụng lên các đường lò mỏ.
37) Quản trị kinh doanh (3,3,0)
Những kiến thức, các kỹ năng cơ bản nhất về khoa học quản lý kinh tế với những nội dung được đề cập: Vốn sản xuất, giá thành sản phẩm, Tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, các tiêu thức đánh giá hiệu quả của quá trình quản trị kinh doanh trong một thời kỳ… Trên cơ sở đó giúp cho sinh viên biết họ thuộc cấp quản trị nào, họ phải làm gì ở địa vị này để quản trị đạt hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh gay gắt khi nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
38) Vận tải mỏ (3,3,0)
Học phần cung cấp kiến thức về hệ thống vận tải của mỏ, xác định năng lực của từng khâu trong hệ thống, xác định thông số kỹ thuật cơ bản của từng loại thiết bị.
39) Khoan nổ mìn (3,3,0)
Học phần giới thiệu các tính chất cơ lý của đất đá ảnh hưởng tới công tác khoan nổ mìn, giới thiệu về các phương pháp khoan và năng suất của các phương pháp khoan, giới thiệu về các loại thuốc nổ và vật liệu nổ, đồng thời lựa chọn tính toán để thiết kế hoàn chỉnh một bãi mìn ở mỏ lộ thiên và hầm lò, tổ chức thực hiện hộ chiếu khoan nổ hiệu quả  và  an toàn khi nổ mìn.
40) Các quá trình sản xuất lộ thiên (4,3,1)
Học phần giới thiệu các khái niêm cơ bản, các thông số và yếu tố của hệ thống khai thác lộ thiên. Nghiên cứu các quá trình sản xuất trên mỏ lộ thiên: Làm tơi đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá, thoát nước… các đặc điểm công nghệ khai thác than. Nghiên cứu tổ chức khai thác mỏ lộ thiên trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
41) Quy trình công nghệ và thiết kế mỏ lộ thiên (4,3,1)
Học phần giới thiệu các vấn đề cơ bản trong thiết kế mỏ lộ thiên, xác định hợp lý biên giới khai thác, xác định khối lượng mỏ. Lựa chọn và tính toán hệ thống khai thác, hệ thống mở vỉa mỏ lộ thiên và các thông số của nó. Lựa chọn hợp lý sản lượng mỏ; Xây dựng và lựa chọn chế độ công tác hợp lý, lập kế hoạch dài và ngắn hạn, lịch điều động thiết bị. Xây dựng tổng đồ mặt bằng, tổ chức xây dựng và cải tạo mỏ lộ thiên.
42) Mở vỉa và khai thác hầm lò (4,3,1)
Học phần giới thiệu các hệ thống mở vỉa và chuẩn bị thích ứng với điều kiện địa chất mỏ, điều kiện kinh tế, kỹ thuật. Các thông số của hệ thống mở vỉa và chuẩn bị, đồng thời xác định được khối lượng của các đường lò trong hệ thống mở vỉa, chuẩn bị. Giới thiệu các hệ thống khai thác thích ứng với điều kiện địa chất mỏ, đồng thời xác định được thứ tự khai thác trong mỏ và các thông số của hệ thống khai thác.
43) Công nghệ khai thác hầm lò (3,3,0)
Học phần giới thiệu phương pháp xác định áp lực tác dụng lên lò chợ, các phương pháp điều khiển áp lực mỏ và thiết lập hộ chiếu chống lò chợ. Giới thiệu các sơ đồ công nghệ khai thác và tổ chức sản xuất trong các sơ đồ đó.
44) Kỹ thuật thông gió và thoát nước mỏ (3,2,1)
Học phần giới thiệu về không khí mỏ, các dạng động lực trong thông gió, các dạng sức  cản mỏ. Giới thiệu kỹ thuật thông gió cho toàn mỏ, kỹ thuật thông gió cục bộ, kỹ thuật thoát nước mỏ hầm lò và lộ thiên; phương pháp thiết kế thông gió và thoát nước mỏ.
45) Tin học ứng dụng chuyên ngành (2,1,1)
Học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên ngành thiết kế mỏ hầm lò, lộ thiên trên cơ sở phần mềm PASCAL, AUTOCAD và một số phần mềm ứng dụng khác để tính khối lượng mỏ, thiết kế mỏ, xây dựng mặt cắt và các hộ chiếu...
46) Kỹ thuật an toàn hầm lò (2,2,0)
Học phần giới thiệu các nội dung cơ bản của công tác an toàn bảo hộ lao động. Các biện pháp phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong mỏ hầm lò; các biện pháp đề phòng và thủ tiêu sự cố trong mỏ. Sử dụng các trang thiết bị cấp cứu thông dụng.
47) Đào chống lò (4,3,1)
Học phần giới thiệu phương pháp xác định áp lực mỏ tác dụng lên đường lò, phương pháp xác định kích thước tiết diện ngang của đường lò, các phương pháp chống giữ đường lò, các phương pháp thi công và tổ chức thi công đường lò, các biện pháp bảo vệ đường lò.
48) Nguyên lý thiết kế mỏ hầm lò (2,2,0)
Học phần giới thiệu giới thiệu phương pháp xác định các thông số cơ bản của mỏ hầm lò, các giai đoạn và phương pháp thiết kế mỏ, đồng thời rèn luyện thành thạo việc lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn cho mỏ.
49) Thiết bị mỏ hầm lò (2,2,0)
Học phần nghiên cứu các thiết bị máy khai thác: các đặc tính kỹ thuật, lĩnh vực áp dụng, đặc điểm làm việc của thiết bị để có thể lựa chọn thiết bị hợp lý. Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành, bảo quản, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp của thiết bị ngành khai thác đang trực tiếp sử dụng. Trên cơ sở nguyên lý làm việc, sinh viên có thể nghiên cứu sử dụng các thiết bị mới cùng chủng loại.
50) Thực tập sản xuất ở lò chuẩn bị (5,0,5)
Thực hành các công việc của người công nhân trong công tác đào, chống lò, sửa chữa lò chuẩn bị, vận tải, thông gió, thoát nước lò chuẩn bị.
51) Thực tập sản xuất ở lò chợ(7,0,7)
Thực hành các công việc của người công nhân trong công tác khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ, vận tải trong lò chợ..
52) Thực tập kỹ thuật viên (2,0,2)
Thực hành các công việc kỹ thuật của cán bộ phòng kỹ thuật mỏ: lập hộ chiếu kỹ thuật thi công các đường lò chuẩn bị, hộ chiếu khai thác các lò chợ và lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn trên cơ sở các tài liệu thực tế của các mỏ hầm lò.
53) Thực tập tốt nghiệp (4,0,4)
Nắm vững mô hình tổ chức quản lý của mỏ, chức năng của các phòng ban kỹ thuật và nghiệp vụ của mỏ hầm lò; quy trình nghiệp vụ của công tác kỹ thuật. Nội dung của công tác chỉ huy sản xuất cấp tổ sản xuất, cấp phân xưởng, chuẩn bị tài liệu cho khoá luận tốt nghiệp.
 
 
54) Cơ sở tuyển khoáng (2,2,0)
Nghiên cứu mục đích vai trò của công tác tuyển khoáng, các phương pháp và quy trình công nghệ tuyển khoáng, máy và thiết bị tuyển cơ bản, tổ chức công tác tuyển khoáng tại xưởng tuyển, bảo vệ môi trường trong công tác tuyển khoáng.
55) Mặt bằng sân công nghiệp (2,2,0)
Học phần giới thiệu tổng quan về mặt bằng sân công nghiệp, các nguyên tắc lựa chọn, bố trí sân công nghiệp các phương pháp quy hoạch sân công nghiệp và kết cấu các công trình điển hình
56) Khai thác quặng bằng hầm lò (2,2,0)
Học phần giới thiệu giới thiệu các phương pháp khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò; Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng.
57) Thực tập kỹ thuật viên phòng kỹ thuật lộ thiên (2,0,2)
Củng cố toàn bộ kiến thức lý thuyết, thông qua các giải pháp kỹ thuật giả định: rèn kỹ năng, kỹ xảo của kỹ thuật viên trong lập kế hoạch sản xuất, điều động thiết bị, lập hộ chiếu khoan nổ mìn…
58) Thiết kế đường ô tô (2,2,0)
Nghiên cứu cấu trúc và các công trình giao thông của đường ô tô; lựa chọn tính toán các yếu tố và thông số cơ bản của tuyến đường; thiết kế tuyến đường ô tô trong và ngoài mỏ đúng các quy định và đầy đủ các thông số; đọc hiểu bản thiết kế để tổ chức chỉ đạo thực hiện.
59) Công nghệ khai thác hầm lò (3,3,0)
Học phần giới thiệu phương pháp xác định áp lực tác dụng lên lò chợ, các phương pháp điều khiển áp lực mỏ và thiết lập hộ chiếu chống lò chợ. Giới thiệu các sơ đồ công nghệ khai thác và tổ chức sản xuất trong các sơ đồ đó.
60) Kỹ thuật thông gió và thoát nước mỏ (3,2,1)
Học phần giới thiệu về không khí mỏ, các dạng động lực trong thông gió, các dạng sức  cản mỏ. Giới thiệu kỹ thuật thông gió cho toàn mỏ, kỹ thuật thông gió cục bộ, kỹ thuật thoát nước mỏ hầm lò và lộ thiên; phương pháp thiết kế thông gió và thoát nước mỏ.
61) Tin học ứng dụng chuyên ngành (2,1,1)
Học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên ngành thiết kế mỏ hầm lò, lộ thiên trên cơ sở phần mềm PASCAL, AUTOCAD và một số phần mềm ứng dụng khác để tính khối lượng mỏ, thiết kế mỏ, xây dựng mặt cắt và các hộ chiếu...  
62) Ổn định bờ mỏ (2,2,0)
Học phần nghiên cứu cấu trúc và phương pháp xác định góc nghiêng bờ mỏ lộ thiên, các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định của bờ mỏ. Nghiên cứu các phương pháp tính toán ổn định và áp dụng tính ổn định cho một số bờ mỏ có điều kiện địa chất cụ thể. Nghiên cứu các biện pháp tăng cường ổn định, quan sát và dự báo biến dạng bờ mỏ.
63) Khai thác quặng lộ thiên (2,2,0)
Học phần trang bị kiến thức về: Phân loại và đánh giá chất lượng quặng đưa vào khai thác. Lập các giải pháp về công nghệ, tổ chức sản xuất khai thác quặng gồm: Khoan nổ, xúc bốc, vận tải nhằm giảm tối thiểu tổn thất và làm nghèo, tận thu tối đa trữ lượng và nâng cao được chất lượng quặng. Đồng thời phối hợp với công tác trắc địa, địa chất xác định trữ lượng và ranh giới khai thác. Tổ chức khai thác và trung hoà quặng trong quá trình khai thác đảm bảo hiệu quả cao nhất trong khai thác lộ thiên.
 
 
 
64) Khai thác vật liệu xây dựng lộ thiên (2,2,0)
Tính chất cơ lý và đặc điểm của vật liệu xây dựng. Lựa chọn và tính toán các thông số hệ thống khai thác, hệ thống mở vỉa.  Lập các giải pháp về công nghệ, tổ chức sản xuất khai thác vật liệu xây dựng gồm: Khoan nổ, xúc bốc, vận tải.
65) Thiết bị mỏ lộ thiên (3,3,0)
Học phần cung cấp kiến thức chung về các thiết bị bơm nước, ép khí, máy khai thác: Đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, đặc điểm làm việc của các thiết bị mỏ để có thể lựa chọn thiết bị cho công tác thiết kế và khai thác mỏ.
66) Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên (3,3,0)
Học phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn bảo hộ lao động, các nguyên nhân gây tai nạn, sự cố trong  mỏ lộ thiên. Giới thiệu các văn bản pháp quy về công tác bảo hộ lao động. Nghiên cứu, tính toán, lựa chọn và tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật an toàn trong sản xuất mỏ lộ thiên.
67) Thực tập các quá trình sản xuất (4,0,4)
Tiếp cận thực tế sản xuất, nghiên cứu tài liệu địa chất, dây chuyền công nghệ, đặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành các thiết bị khai thác mỏ lộ thiên;
Thực hành các công việc của người công nhân máy khoan, máy xúc, máy gạt, nạp nổ mìn. Rèn luyện kỹ năng kỹ thuật viên trong các khâu của dây chuyền công nghệ khai thác mỏ lộ thiên.
68) Thực tập kỹ thuật viên (2,0,2)
Củng cố toàn bộ kiến thức lý thuyết, thông qua các giải pháp kỹ thuật giả định: rèn kỹ năng, kỹ xảo của kỹ thuật viên trong lập kế hoạch sản xuất, điều động thiết bị, lập hộ chiếu khoan nổ mìn…
69) Địa chất công trình - Thủy văn (2,2,0)
Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về tài nguyên nước: nguồn gốc, thành phần, sự phân bố các tầng nước dưới đất…. Cung cấp kiến thức cơ bản nhất về tính chất vật lý, cơ học của đất đá phục vụ cho xây dựng các loại công trình.
70) Thiết kế đường ô tô (2,2,0)
Nghiên cứu cấu trúc và các công trình giao thông của đường ô tô; lựa chọn tt các yếu tố và thông số cơ bản của tuyến đường; thiết kế tuyến đường ô tô trong và ngoài mỏ đúng các quy định và đầy đủ các thông số; đọc hiểu bản thiết kế để tổ chức chỉ đạo thực hiện.
71) Khai thác sức nước (2,2,0)
Nghiên cứu đối tượng khoáng sản có thể sử dụng sức nước để khai thác; tác dụng khai thác của sức nước, các thiết bị khai thác bằng sức nước; nghiên cứu hệ thống khai thác bằng sức nước, các quá trình sản xuất khi khai thác sức nước, tổng đồ mặt bằng và công tác bảo vệ môi trường trong khai thác bằng sức nước.
72) Trung hòa và điều tiết chất lượng khoáng sản trong quá trình khai thác (2,2,0)
Nghiên cứu vai trò của chất lượng khoáng sản trong khai thác và chế biến; các yếu tố kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới chất lượng khoáng sản khi khai thác; ý nghĩa và mục đích của việc điều tiết chất lượng; các giải pháp kỹ thuật và phương án điều tiết chất lượng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện trung hòa và điều tiết chất lượng trong khai thác chế biến khoáng sản
73) Cơ sở tuyển khoáng (2,2,0)
Nghiên cứu mục đích vai trò của công tác tuyển khoáng, các phương pháp và quy trình công nghệ tuyển khoáng, máy và thiết bị tuyển cơ bản, tổ chức công tác tuyển khoáng tại xưởng tuyển, bảo vệ môi trường trong công tác tuyển khoáng.
74) Kỹ năng điều hành và chỉ huy sản xuất (2,2,0)
Trang bị cho người học một số kỹ năng mềm cần thiết trong quá trình hoạt động nghề nghiệp như: Kỹ năng hoạch đinh, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng điều khiển cuộc họp, kỹ năng kiểm tra kiểm soát…
75.  Kinh tế vi mô (3,3,0)
Học phần này giới thiệu các nguyên lý kinh tế cơ bản về hoạt động của các thành viên trong nền kinh tế, các vấn đề cơ bản về doanh nghiệp, về người tiêu dùng và về thị trường tại đó doanh nghiệp và người tiêu dùng tương tác với nhau để thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Học phần giới thiệu về vấn đề kinh tế tối ưu và vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh những trục trặc của thị trường.
76. Kinh tế học vĩ mô (3,3,0)
Học phần giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế học vĩ mô về hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, giới thiệu cách tính các chỉ tiêu kinh tế như GDP, GNP, ... đồng thời giới thiệu các chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản và hệ thống công cụ chính sách đối với nền kinh tế mở.
77. Nguyên lý thống kê (3,3,0)
Học phần cung cấp những lý luận về khoa học thống kê: Mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn gắn liền với những điều kiện về không gian và thời gian cụ thể. Học phần tập trung nghiên cứu quá trình tổ chức điều tra, tổng hợp số liệu, phân tích và dự đoán các hiện tượng kinh tế xã hội.
78. Marketing căn bản (3,3,0)
Nội dung của học phần bao gồm những kiến thức về nguyên lý marketing và sự vận dụng chúng vào thực tiễn doanh nghiệp như hệ thống thông tin marketing, môi trường marketing và thị trường các doanh nghiệp, nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng, phương pháp luận nghiên cứu marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường gồm các chiến lược thị trường, chính sách marketing và tổ chức quản trị marketing của doanh nghiệp.
79. Pháp luật kinh tế (3,3,0)
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và hiểu biết cơ bản về những quy định pháp luật của Việt nam liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, hành vi, phương thức thực hiện và các chế tài với hành vi kinh doanh. Quy định về sử dụng lao động trong kinh doanh, các quy định về hợp đồng kinh tế, tranh chấp kinh tế và giải quyết các tranh chấp kinh tế trong hoạt động kinh doanh, phá sản doanh nghiệp.
80. Lý thuyết tài chính (2,2,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính, chỉ ra những nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; và các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính đồng thời cung cấp những thông tin mới về chính sách tài chính phù hợp với sự phát triển lý luận tài chính của quốc gia
81. Tiền tệ - Ngân hàng (2,2,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về tiền tệ như: bản chất, chức năng của tiền tệ, lạm phát tiền tệ; cung và cầu tiền tệ, lãi suất. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng Trung Ương và việc sử dụng chính sách tiền tệ trong các điều kiện của nền kinh tế.
82. Mô hình toán kinh tế (3,3,0)
Nội dung của học phần cung cấp việc sử dụng phương pháp thống kê toán, mô hình hoá các quá trình kinh tế, các công cụ và phương tiện tính toán hiện đại nhằm giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và trong thực tiễn của sản xuất.
83. Toán tài chính (2,2,0)
Nội dung của học phần cung cấp các nội dung kiến thức cơ bản về tiền lãi, chiết khấu thương phiếu, chuỗi tiền tệ, vay vốn, trái phiếu và doanh lợi đầu tư thông qua công cụ toán học 
84. Quản trị học (2,2,0)                                                                                                                            
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị cũng như việc vận dụng thực tiễn như: Khái niệm và bản chất của quản trị, nhà quản trị, môi trường quản trị, các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại), các chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiểm soát). Học phần cũng cập nhật một số vấn đề mới về quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.
85. Nguyên lý kế toán (4,4,0)
Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về: Khái niệm, đối tượng, nguyên tắc, chức năng nhiệm vụ, vai trò của kế toán; Các phương pháp kế toán và việc vận dụng các phương pháp kế toán vào quá trình kế toán các hoạt động chủ yếu của mọi loại hình đơn vị cụ thể.
86. Thống kê doanh nghiệp (3,3,0)
Học phần cung cấp những kiến thức chuyên môn có thể ứng dụng để thống kê, phân tích, dự báo những thông tin về tình hình sản xuất, TSCĐ, lao động tiền lương, giá thành, hiệu quả kinh doanh,... của doanh nghiệp
87. Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 (3,3,0)
Học phần này cung cấp những kiến thức chuyên môn chủ yếu về kế toán tài chính doanh nghiệp với các nội dung: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước; kế toán các loại vật tư và kế toán tiền lương.
88. Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (3,3,0)
Học phần này cung cấp những kiến thức chuyên môn chủ yếu về kế toán tài chính doanh nghiệp với các nội dung: Kế toán tài sản cố định,  kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; Kế toán các khoản nợ phải trả, Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu,.
89. Kế toán tài chính doanh nghiệp 3 (3,3,0)
- Học phần này cung cấp những kiến thức chuyên môn chủ yếu về kế toán tài chính doanh nghiệp với các nội dung:  Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, Báo cáo tài chính.
90. Kế toán hành chính sự nghiệp (3,3,0)
Học phần trang bị những kiến thức nhằm quản lý, giám sát tình hình thu, chi từ nguồn kinh phí Nhà nước, từ ngân sách địa phương và các nguồn thu khác của đơn vị sự nghiệp.
91. Kế toán quản trị (4,4,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản  có liên quan đến việc ghi chép, tổng hợp, phân tích các khoản mục chi phí và dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch, nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho chức năng kiểm soát và đánh giá chi phí kinh doanh.
92. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp (2,2,0)
Học phần này trang bị những kiến thức cơ bản về tổ chức kế toán trong doanh nghiệp: nguyên tắc, nội dung, và vai trò của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp; nội dung công tác tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán , lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm họat động của doanh nghiệp ; tổ chức và phân tích báo cáo kế toán, kiểm tra kế toán và tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin.
93. Chuẩn mực kế toán quốc tế (2,2,0)  
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung nhất về chuẩn mực kế toán quốc tế; sự vận dụng chuẩn mực kế toán vào việc xây dựng hệ thống kế toán của một quốc gia. Môn học cũng giới thiệu sơ lược về kế toán Mỹ, kế toán Anh, những điểm tương đồng và khác biệt của chúng đối với kế toán Việt Nam.
94. Kiểm toán căn bản (2,2,0)
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kiểm toán: khái niệm, hình thức kiểm toán; các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán; quy trình một cuộc kiểm toán; các loại ý kiến kiểm toán.
95. Kiểm toán báo cáo tài chính (2,2,0)
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm của kiểm toán báo cáo tài chính; các thủ tục kiểm toán các khoản mục và quy trình nghiệp vụ chính trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp; giúp sinh viên hiểu sâu sắc và vận dụng tốt lý thuyết kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính.
96. Kế toán máy (2,1,1)
+ Phần lý thuyết (1đvht): Cung cấp kiến thức sử dụng phần mềm kế toán SAS  INNOVA
+ Phần thực hành (2đvht): Trang bị kỹ năng thực hành công tác kế toán trên máy tính như cách vào chứng từ, cách khai báo dữ liệu, cách tạo lập tài khoản chi tiết và kiểm tra số liệu trên các báo cáo
97. Thực hành kế toán trong doanh nghiệp (2,2,2)
- Học phần trang bị cho học viên phương pháp và kỹ năng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế lên chứng từ, sổ sách kế toán và phương pháp lập các báo cáo kế toán, phương pháp kiểm tra việc ghi chép lên sổ cái và các sổ chi tiết.
98. Kế toán thương mại dịch vụ (2,2,0)
- Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản có liên quan đến việc ghi chép, tổng hợp, phân tích các nghiệp vụ kinh tế của các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho chức năng kiểm  soát và đánh giá hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ.
99. Kế toán ngân hàng thương mại (2,2,0)
- Học phần cung cấp những kiến thức tổng quan về tổ chức hạch toán kế toán tại các ngân hàng thương mại. Trang bị kiến thức kế toán tài chính về các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại.
 
 
100. Tin học kế toán (2,1,1)
+ Phần lý thuyết (3đvht)::  Học phần cung cấp những kiến thức, kỹ thuật tính toán căn bản trên máy tính ứng dụng trong thống kê và kế toán dựa vào phần mềm MICROSOFT EXCEL.
+ Phần thực hành (1đvht):: Rèn luyện kỹ năng thực hành sử dụng phần mềm MICROSOFT EXCEL vào công tác thống kê và kế toán.
101. Kế toán công ty (4,4,0)
            - Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về các loại hình công ty và kế toán công ty, Kế toán thành lập công ty, kế toán biến động vốn góp trong công ty, kế toán phân phối lợi nhuận và kế toán giải thể tổ chức lại công ty...
102. Kế toán tài chính doanh nghiệp 4 (3,3,0)
            Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm kế toán chi phí, doanh thu và kết quả trong các doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và các công ty chứng khoán
103. Thuế (3,3,0)                                                                 
            Học phần này gồm những vấn đề cơ bản về thuế và các chính sách thuế của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Học phần tập trung vào việc nghiên cứu các sắc thuế hiện hành, làm rõ đặc điểm cơ bản của từng loại thuế, phương pháp tính toán và các thủ tục cần thiết kê khai, nộp thuế đối với nhà nước.
104. Tài chính doanh nghiệp (3,3,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết về quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường giúp cho các nhà quản lý có thể ra được những quyết định cần thiết trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
105. Thị trường chứng khoán (3,3,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên tắc hoạt động của thị trường vốn trong nên kinh tế thị trường hiện đại.
106. Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh của DN Số tín chỉ: (4,4,0)
Cung cấp phương pháp phân tích và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp, bắt đầu từ việc thu thập số liệu và vận dụng các phương pháp thích hợp để phân tích, đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả của việc huy động vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó có thể đưa ra các quyết định tài chính phù hợp và dự báo tài chính tương lai. Đồng thời học phần cung cấp phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh trong một doanh nghiệp như tình hình thực hiện kế hoạch về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư, TSCĐ,
107. Định giá tài sản (2,2,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ định giá tài sản bao gồm: khái niệm, các qua điểm, quy trình, nguyên tắc, cơ sở định giá và nghiệp vụ các phương pháp định giá bất động sản, máy móc thiết bị, doanh nghiệp và tài sản vô hình
 
 
108. Lập và phân tích dự án đầu tư (2,2,0)
Nội dung học phần: Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đầu tư và dự án đầu tư; nội dung và trình tự lập dự án đầu tư; cơ sở tính toán kinh tế- tài chính trong lập và chọn dự án đầu tư; nghiên cứu, phân tích dự án đầu tư; nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật của dự án đầu tư; phân tích tài chính, kinh tế xã hội và môi trường của dự án; nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
109. Quản trị kinh doanh (2,2,0)
Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về các loại hình doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp; nghiên cứu nội dung quản trị kinh doanh, các quy luật và nguyên tắc quản trị kinh doanh, quản trị tài chính ngắn hạn và quyết định đầu tư
110. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (2,2,0)
Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại như chức năng và các hoạt động của ngân hàng thương mại, nguồn vốn của ngân hàng thương mại, các phương thức huy động vốn, các hình thức cấp tín dụng như cho vay, cho thuê,...các dịch vụ khác như thanh toán, thẻ, tư vấn...Môn học cũng nghiên cứu về hoạt động quản trị ngân hàng như quản trị rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,...
111. Thủy lực; (2,2,0)
Các quy luật của chất lỏng đứng yên và chuyển động, đồng thời nghiên cứu những tác dụng của quy luật đó trong thực tế sản xuất. Cung cấp bảng đơn vị thường dùng trong thuỷ lực, các bảng tra cứu, các đồ thị thuỷ lực để sinh viên tham khảo trong học tập đồng thời  sử dụng trong tính toán thiết kế. Nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bơm, máy nén khí, quạt gió sử dụng trong nhà máy tuyển.
112. Hóa phân tích (3,3,0)
+ Nghiên cứu các loại hỗn hợp kim loại, chất vô cơ, chất hữu cơ, chất tự nhiên và chất nhân tạo có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hay khí.
+ Học phần giúp cho sinh viên phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng thao tác thực hành về phân tích hoá học. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tốt các học phần tiếp theo của chuyên ngành tuyển khoáng.
113. Tinh thể khoáng vật- khoáng sàng học (3,3,0)
+ Thành phần hoá học, cấu trúc tinh thể của khoáng vật, về hình thái khoáng vật, về các tính chất vật lý của khoáng vật. 
+ Nguồn gốc của khoáng vật, cùng các phương pháp nghiên cứu tinh thể khoáng vật. Trên cơ sở đó có các biện pháp nghiên cứu việc chuẩn bị quặng cho ngành tuyển khoáng.
+ Nguồn gốc, đặc điểm, phân bố các loại khoáng sàng chính trong trái đất.
114. Cơ sở luyện kim (2,2,0)
+ Những kiến thức cơ bản và tổng quát về các kim loại  thông dụng và quý hiếm;  tính chất công dụng, nguyên lý chung của các quá trình luyện.
+ Nội dung của các phương pháp luyện kim đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
+ Công nghệ luyện một số kim loại có trữ lượng đáng kể ở nước ta.
115. Kinh tế tổ chức (2,2,0)
Môn học này bắt đầu bằng việc nghiên cứu lý thuyết doanh nghiệp thông qua hai cách tiếp cận (1) chi phí giao dịch và (2) quyền sở hữu tài sản. Sau đó nghiên cứu  xu hướng tách rời giữa sở hữu và quản lý và một số vấn đề trong quản lý công ty, mối quan hệ giữa tổ chức và quá trình sản xuất cuả công ty. Môn học cũng thảo luận chiến lược công ty và quá trình tăng trưởng, ứng dụng lý thuyết kinh tế vi mô vào xem xét chiến lược R&D, chiến lược phân biệt sản phẩm, chiến lược định giá sản phẩm. Môn học cũng thảo luận một số lý thuyết cạnh tranh và cơ cấu thị trường, đo lường mức độ tập trung ngành, thảo luận sự biến động cơ cấu ngành thông qua các hình thức sát nhập công ty, xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu thị trường, ra quyết định cuả doanh nghiệp và thành tưụ doanh nghiệp trong những nước đang phát triển
116. Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2,2,0)
Học phần này mô tả các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa; Một số tiêu chuẩn liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm; Đo lường và quản lý đo lường; Chất lượng và quản lý chất lượng; Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000; Một số tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm sạch.
117. Chuẩn bị  khoáng sản  (3,3,0)
Sau khi học xong học phần người học có kiến thức cơ bản sau: Nguyên lý làm việc của các thiết bị sàng, phân cấp, nguyên lý đập, nghiền khoáng sản. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả làm việc của các thiết bị đập, sàng, nghiền, phân cấp, phương pháp chuẩn bị vật liệu cho các dây chuyền tuyển.
118. Tuyển trọng lực (2,2,0)
+ Nội dung của phương pháp tuyển trọng lực đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt để tuyển than, quặng sa khoáng…
            + Phạm vi ứng dụng của phương pháp tuyển trọng lực với các quá trình tuyển khác  nhau.
            + Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình công nghệ tuyển bằng phương pháp tuyển trọng lực          
119. Đồ án Tuyển trọng lực (1,1,0)
Cách tính toán các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật trong sơ đồ công nghệ của nhà máy tuyển, cũng như thiết kế một nhà máy Tuyển khoáng hoàn chỉnh có áp dụng phương pháp tuyển trọng lực.
120. An toàn - môi trường tuyển (3,3,0)
Một số khỏi niệm và kiến thức cơ bản về an toàn làm việc trong xưởng Tuyển khoáng. Một số chế độ chính sách được áp dụng đối với người lao động trong ngành Tuyển khoáng. Trình bày những vấn đề về môi trường trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản và một số kiến thức xử lý môi trường ụ nhiễm trong ngành Tuyển khoáng.
Các phương pháp khử nước sản phẩm tuyển và khử bụi trong nhà máy tuyển.
Sau khi nghiên cứu học phần này sinh viên biết vận dụng các kiến thức được học vào thực tế vận hành công nghệ của xưởng Tuyển khoáng.
121. Tuyển từ - Tuyển điện và các phương pháp tuyển khác;  (3,3,0)        
Khái niệm về phương pháp tuyển từ, tuyển điện và các phương pháp tuyển đặc biệt khác như tuyển bằng ma sát, bằng nung nóng…
Nội dung và phạm vi ứng dụng của phương pháp tuyển từ, tuyển điện và các phương pháp tuyển đặc biệt khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình công nghệ tuyển bằng các phương pháp tuyển nói trên.
122. Tuyển nổi  (2,2,0)      
Nội dung của phương pháp tuyển nổi đang phát triển mạnh ở Việt Nam và trên thế giới để tuyển các khoáng sản kim loại màu, kim loại quý hiếm…
 Bản chất của phương pháp và các điều kiện cấu thành công nghệ tuyển nổi.
Công nghệ tuyển nổi và thực tiễn tuyển các đối tượng quặng cụ thể ở Việt Nam.
123. Máy tuyển khoáng (4,4,0)
- Sau khi học xong học phần người học có kiến thức cơ bản sau: cấu tạo, nguyên lý làm việc, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của máy, các thông số động lực học chính, một số thông số kỹ thuật ban đầu dùng cho việc chọn, thiết kế các loại máy dùng trong ngành tuyển khoáng, nhũng kiến thức cơ bản về dầu mỡ bôi trơn và kỹ thuật phục hồi sửa chữa máy như:
+  Máy - Thiết bị của công đoạn chuẩn bị: Sàng, đập, nghiền, phân cấp.
+ Máy - Thiết bị  của công đoạn làm giàu khoáng sản: Thiết bị tuyển trọng lực, thiết bị tuyển nổi, thiết bị tuyển từ, thiết bị tuyển điện và các thiết bị phụ trợ khác.
124. Tin ứng dụng  (2,2,0)
+  Ứng dụng tin học để xây dựng các giản đồ đường cong khả tuyển, dự tính kết quả tuyển đối với từng đối tượng khoáng sản cụ thể.
+  Ứng dụng tin học vào việc thiết kế xưởng tuyển, nghiên cứu khả tuyển của vật liệu, mô hình hoá quá trình Tuyển khoáng.
125. Nghiên cứu tính khả tuyển (2,2,0) 
+ Đánh giá được trữ lượng khoáng sàng.
+ Cung cấp số liệu ban đầu cho việc thiết kế xưởng tuyển khoáng hoặc để cải tiến sản xuất đối với xưởng đang hoạt động
+ Đề ra phương pháp tuyển và sơ đồ tuyển thích hợp, kinh tế nhất
+ Xác định được các chỉ tiêu công nghệ cuối công của xưởng tuyển nhằm thu hồi triệt để khoáng vật có ích trong mẫu quặng…
126. Thiết kế xưởng tuyển khoáng  (3,3,0)       
+ Phương pháp tính chọn các chỉ tiêu của sơ đồ công nghệ tuyển.
+ Tính chọn các thiết bị công nghệ chủ yếu trong xưởng tuyển.
+ Phương pháp bố trí tổng mặt bằng xưởng tuyển trên nguyên tắc quy chuẩn khi thiết kế tổng mặt bằng.
+ Một số vấn đề về môi trường khi thiết kế xưởng.
127. Thực hành tuyển khoáng (6,0,6)    
+ Sử dụng và vận hành thuần thục các thiết bị, dụng cụ trong phòng thực hành.
+ Nắm vững quy trình thực hiện các bài thí nghiệm.
+Thuần thục công tác lấy mẫu, gia công phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật đối với than và một số khoáng sản khác.
128. An toàn - môi trường Nhà máy tuyển (2,2,0)      
+ Nội dung  của học phần trình bày một số khái niệm và kiến thức cơ bản về an toàn làm việc trong xưởng Tuyển khoáng. Một số chế độ chính sách được áp dụng đối với người lao động trong ngành Tuyển khoáng. Trình bày những vấn đề về môi trường trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản và một số kiến thức xử lý môi trường ô nhiễm trong ngành Tuyển khoáng.
Các phương pháp khử nước sản phẩm tuyển và khử bụi trong nhà máy tuyển.
Sau khi nghiên cứu học phần này sinh viên biết vận dụng các kiến thức được học vào thực tế vận hành công nghệ của xưởng Tuyển khoáng.
129. Trang bị điện xưởng tuyển  (2,2,0)
Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc của hệ thống trang bị điện của các máy, thiết bị trong hệ thống sàng tuyển.
130. Chuẩn bị  khoáng sản  (3,3,0)         
Nguyên lý làm việc của các thiết bị sàng, phân cấp, nguyên lý đập, nghiền khoáng sản. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả làm việc của các thiết bị đập, sàng, nghiền, phân cấp, phương pháp chuẩn bị vật liệu cho các dây chuyền tuyển.
131. Kỹ thuật tuyển (3,3,0)          
Các phương pháp làm giàu khoáng sản, phạm vi ứng dụng của từng phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tuyển.
132. Lấy mẫu - phân tích mẫu (3,3,0)    
+ Phương pháp lấy mẫu khoáng sản và xây dựng được phương án lấy mẫu áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể.
+ Phương pháp gia công mẫu từ mẫu cơ sở đến mẫu yếu cầu phân tích. Cách lập  sơ đồ gia công mẫu và việc gia công mẫu theo sơ đồ đó lập.
+ Phương pháp phân tích các chỉ tiêu công nghệ.
+ Các nguyên nhân gây ra sai số trong quá trình lấy mẫu, gia công, phân tích mẫu và biện pháp khắc phục.
- Trên cơ sở phân tích mẫu, kiểm tra các quá trình công nghệ tuyển.
133. Nghiệp vụ giám định khối lượng sản phẩm (2,2,0)         
Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức về phương pháp xác định khối lượng các loại sản phẩm trong ngành Tuyển khoáng.
134. Thực tập tổng hợp kỹ thuật tuyển khoáng (4,0,4)          
+ Sử dụng và vận hành thuần thục các thiết bị, dụng cụ trong phòng thực hành.
+ Nắm vững quy trình thực hiện các bài thí nghiệm.
+Thuần thục công tác lấy mẫu, gia công phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật đối với than và một số khoáng sản khác.
135. Bảo vệ rơ le (2,2,0)    
 + Quy trình công nghệ để bảo vệ trong hệ thống điện (máy phát, trạm biến áp, đường dây tải điện…), ứng dụng của từng rơle trong từng trường hợp cụ thể.
 + Nắm được sơ đồ công nghệ của hệ thống điện và cách tính toán  sửa chữa các loại Rơle trong hệ thống điện.
136. Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2,2,0)    
Mô tả các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa; Một số tiêu chuẩn liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm; Đo lường và quản lý đo lường; Chất lượng và quản lý chất lượng; Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000; Một số tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm sạch.
137. Vật liệu điện (2,2,0)  
- Sau khi học xong học phần người học có kiến thức cơ bản sau: Các loại vật liệu dẫn điện, cách điện, bán dẫn, điện môi, sự phóng điện trong các môi trường. Biết cách kiểm nghiệm vật liệu, sử dụng hợp lý trong công nghiệp.
138. Vận tải mỏ (2,2,0)     
Cung cấp về nguyên lý kết cấu, tính năng làm việc các thiết bị vận tải, trục tải trong mỏ hầm lò. Phương pháp: Lựa chọn sử dụng duy tu, kiểm tra, quản lý kỹ thuật các thiết bị, các hiện tượng xảy ra của các thiết bị đang sử dụng và các phương án khắc phục.
139. Bơm ép quạt   (2,2,0) 
 Cung cấp nguyên lý cấu tạo tính năng của các thiết bị thường dùng trong mỏ: Máy bơm, thiết bị quạt gió, máy nén khí. Phương pháp sử dụng, bảo dưỡng và giải quyết sự cố thông thường. Phương pháp lựa chọn các thiết bị: bơm, quạt, máy nén khí.
140. Bảo vệ rơle trong hệ thống điện mỏ (3,2,1)         
    + Phần lý thuyết: Trang bị những kiến thức cần thiết, quy trình công nghệ để bảo vệ trong hệ thống điện, ứng dụng của từng rơle trong từng trường hợp cụ thể.
     + Phần thực hành: Rèn luyện kỹ năng về sơ đồ công nghệ của hệ thống điện và cách tính toán  sửa chữa các loại Rơle trong hệ thống điện.
141. Tự động hoá quá trình sản xuất mỏ: (3,2,1)
Giới thiệu nguyên lý hoạt động của các hệ thống tự động hoá sản xuất đang sử dụng trong công nghiệp mỏ: khoan xúc, băng tải, tời trục, bơm nước, quạt gió… Phương pháp điều khiển, xử lý, chỉnh định các thông số của hệ thống; cải tiến hệ thống hoạt động có hiệu quả cao hơn.
Phần thực hành: áp dụng những kiến thức đã học để thiết kế một hệ thống điều kiển giả định hoặc có trong thực tế.
142. Thực tập Máy điện (3,3,0)
Khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn, sơ đồ nguyên lý; kiểm tra, xác định cực tính dây quấn và đấu dây vận hành; TH quấn dân máy biến áp và các loại máy điện quay như: động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy điện một chiều và động cơ 1 pha có vành góp.
143. Thực tập Thiết bị điện (3,3,0)
Thực hành về các thiết bị đóng cắt và bảo vệ : Cầu dao, aptomat, khởi động từ kiểu thường và kiểu phòng nổ, máy cắt, tủ điện, các phần tử tự động như rơ le điện từ, kỹ thuật số, van điều khiển và các thiết bị điều khiển   logic.
144. Kỹ thuật lập trình (2,1,1)
      Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C/C++, mô hình chế độ, các phương pháp thuật toán cơ bản đến phức tạp cho hệ điều khiển và trình tự mô phỏng các trạng thái quá độ của hệ. Giới thiệu các phần mềm  và các ứng dụng chuyên ngành.
145. Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD): (2,1,1)
- Học phần  này cung cấp kến thức cơ bản về mô hình các phần tử trong mạch điện, các phương pháp lựa chọn thiết bị và lắp đặt sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Giới thiệu phần mềm thiết kế mạch điện và các ứng dụng chuyên ngành.
146. Kỹ thuật truyền số liệu (2,2,0)
- Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lĩnh vực rộng của thông tin máy tính và số liệu. Nhấn mạnh những nguyên lý cơ bản và những chủ đề thiết yếu cơ bản liên quan đến các kỹ thuật truyền số liệu, thiết bị dồn kênh và tách kênh, các kỹ thuật sửa sai, điều khiển luồng.
147. Kỹ thuật số (2,2,0)
 Môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về: Cấu tạo, chức năng của các linh kiện điện tử rời rạc. Lựa chọn, thay thế bằng các linh kiện tương đương đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Lắp ghép các linh kiện rời rạc thành một khối chức năng.
Cung cấp các kiến thức cơ bản về đại số Boole, các cổng luận lý, vi mạch số và cách thể hiện cổng luận lý, mạch tổ hợp, mạch tuần tự, bộ biến đổi ADC và DAC, bộ nhớ bán dẫn tĩnh và động.
 Phần thực hành:  Rèn luyện kỹ năng cho sinh viên về phân tích sơ đồ logic điều khiển của các thiết bị cơ bản và cách lắp đặt các sơ đồ logic điều khiển.
148. Điện tử số (2,2,0)
- Học phần cung cấp kiến thức điện tử số. Sinh viên được khuyến khích triển khai các nghiên cứu của mình bằng cách tích hợp các mạch cơ bản để thành lập các thiết bị chức năng. Học phần bao gồm các mạch tích hợp tuyến tính và các ứng dụng của chúng, khuyếch đại công suất, dao động, định thì, thyristor, triac và transistor đơn mối nối.
149. Công nghệ chế tạo máy điện, thiết bị điện (2,2,0)
Tính toán chế tạo máy điện, thiết bị điện trong mạng điện mỏ lộ thiên, hầm lò: Máy biến áp, động cơ điện, công tắc tơ, áp tô mát, … về tính năng, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc, tính toán điều chỉnh và lựa chọn thiết bị.
150. Lý thuyết trường điện từ: (2,0,2)
- Học phần  này cung cấp cho sinh viên hiểu được các khái niệm, các phương trình mô tả trường điện từ ở trạng thái tĩnh, dừng và biến thiên. Nắm được một số hiện tượng điện từ trong thiết bị điện. Hiểu được những khái niệm về sóng điện từ và hiện tượng bức xạ điện từ trong không gian.
151. Kỹ thuật xung - số (2,1,1)
- Môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về: Cấu tạo, chức năng của các linh kiện điện tử rời rạc. Lựa chọn, thay thế bằng các linh kiện tương đương đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Lắp ghép các linh kiện rời rạc thành một khối chức năng.
Cung cấp các kiến thức cơ bản về đại số Boole, các cổng luận lý, vi mạch số và cách thể hiện cổng luận lý, mạch tổ hợp, mạch tuần tự, bộ biến đổi ADC và DAC, bộ nhớ bán dẫn tĩnh và động.
 Phần thực hành:  Rèn luyện kỹ năng cho sinh viên về phân tích sơ đồ logic điều khiển của các thiết bị cơ bản và cách lắp đặt các sơ đồ logic điều khiển.
152. Kỹ thuật lập trình: (2,2,0)
- Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C/C++, mô hình chế độ, các phương pháp thuật toán cơ bản đến phức tạp cho hệ điều khiển và trình tự mô phỏng các trạng thái quá độ của hệ. Giới thiệu các phần mềm  và các ứng dụng chuyên ngành.
153. Ngôn ngữ mô tả phần cứng: (2,2,0)
- Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về các dạng ngôn ngữ để mô tả phần cứng của một thiết bị tích hợp tương tự hoặc số, các thiết bị tích hợp trong truyền thông.
154. Điện tử công suất: (3,2,1)
- Học phần  này cung cấp kiến thức điện tử công suất căn bản. Sinh viên được khuyến khích triển khai các nghiên cứu của mình bằng cách tích hợp các mạch cơ bản để thành lập các thiết bị chức năng. Học phần bao gồm các mạch tích hợp tuyến tính và các ứng dụng của chúng, biến đổi một chiều thành xoay chiều, biển đổi một chiều về một chiều,
155. Thiết kế mạch tích hợp tương tự - số (3,3,0)
- Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan về các mô hình tĩnh và động của FET. Cơ bản về thiết kế IC tương tự. Lập mô hình với sự trợ giúp máy tính. Các kỹ thuật thiết kế mạch khuếch đại thuật toán loại khuếch đại áp và khuếch đại hỗ dẫn.
Kiến thức tổng quan về các mô hình tĩnh và động của các phần tử logic. Cơ bản về thiết kế IC số. Lập mô hình với sự trợ giúp máy tính. Các kỹ thuật thiết kế mạch đếm, mã hóa, mạch tích hợp A/D và D/A.
156. Thiết kế hệ thống nhúng và thời gian thực: (3,2,1)
 Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan về các hệ thống nhúng; các thành phần phần cứng và phần mềm của các hệ thống nhúng; các vấn đề liên quan đến thiết kế và cài đặt các hệ thống nhúng.
157. An toàn điện:  (2,2,0)
Học phần cung cấp cho sinh viên hiểu biết chung về môi trường sản xuất và các biện pháp an toàn trong lao động sản xuất. Học phần cung cấp các khái niệm, kiến thức về việc bảo hộ lao động; các điều kiện vệ sinh trong lao động như phòng cháy nổ, bụi, tiếng ồn, chất phóng xạ; cũng như các kỹ thuật trong an toàn lao động như an toàn điện, phòng chống cháy nổ, an toàn khi thiết kế và sử dụng máy móc.
158. Vi xử lý : (3,2,1)
Học phần  này cung cấp cho  sinh viên kiến thức về điện tử nhưng chưa có kiến thức về máy tính, học các phần tử vi xử lý và các kỹ thuật ứng dụng, bộ điều khiển máy giặt, máy phát sóng, các bộ lọc số, biến đổi AC/DC và DC/AC. Hướng dẫn sử dụng các bộ vi xử lý và các thành phần liên quan trong thiết kế các hệ thống vi xử lý. Nghiên cứu cấu trúc, lập trình và giao tiếp của bộ vi xử lý. Xem xét sự cân đối giữa phần cứng và phần mềm.
159. Vi điều khiển: (3,2,1)
- Nội dung: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về các họ vi điều khiển và những ứng dụng của nó; ngôn ngữ lập trình và phương pháp lập trình điều khiển hướng đối tượng; phương pháp kết nối với các thiết bị ngoại vi.
160. Cơ sở điều khiển tự động: (3,2,1)
Lý thuyết: Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về các khái niệm sơ đồ khối, hàm truyền, các dạng quá trình và phương pháp điều khiển được áp dụng trên máy và thiết bị công nghiệp; trong đó đặc biệt lưu ý về các phương pháp điều khiển vị trí, điều khiển servo, điều khiển P, I, D. Hiểu rõ về nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các cơ cấu tác động và các cảm biến thông dụng.
Sinh viên nắm được phương pháp khảo sát và phân tích một hệ thống điều khiển tự động; nhận biết cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và phương pháp điều khiển được áp dụng trên máy và thiết bị công nghiệp thông dụng.
161. CAD trong điện tử: (3,3,0)
- Học phần  này cung cấp kến thức cơ bản về mô hình các phần tử trong mạch điện, các phương pháp lựa chọn thiết bị và lắp đặt sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Giới thiệu phần mềm thiết kế mạch điện và các ứng dụng chuyên ngành.
162. Điều khiển lập trình PLC: (3,3,0)
- Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Nhằm giới thiệu về cấu tạo và khả năng ứng dụng PLC vào việc điều khiển các thiết bị công nghiệp; đặc biệt là điều khiển trình tự các quá trình rời rạc. Giới thiệu các chức năng của PLC liên hệ với chức năng của một máy tính công nghiệp và các phương pháp lập trình trên PLC. Học phần cũng giới thiệu các chức năng nối mạng trong truyền thông đa nhiệm, giúp tạo các giải pháp cho vấn đề điều khiển, từ điều khiển từng thiết bị đơn lẻ đến điều khiển phối hợp cả một hệ thống hoặc một quá trình sản xuất tự động phức tạp.
163. Kỹ thuật Audio-Video (2,2,0)         
 Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nguyên lý ghi phát tín hiệu video, audio trên các thiết bị ghi phát tương tự và số. Phân tích chi tiết tính năng, nguyên lý vận hành các mạch điện tử trong các máy. Phương pháp nhận định, phán đoán các hư hỏng của các thiết bị này.
 
164. Cung cấp điện - Đồ án cung cấp điên (3,3,0)
 Cung cấp kiến thức cơ bản để tính toán phụ tải điện, thiết kế trạm biến áp, mạng động lực, hệ thống chiếu sáng, các nguồn điện dự phòng, lựa chọn các biện pháp tiết kiệm điện và nâng cao chất lượng điện năng.
Sinh viên được làm quen với mô hình máy phát điện và các mạch đồng bộ hoá, thiết bị truyền tải và phân phối điện năng, bộ thiết bị bảo vệ hệ thống điện năng, bộ thiết bị sử dụng năng lượng. Qua việc lập mô hình và mô phỏng các hệ thống nêu trên, sinh viên hiểu rõ, cấu tạo, tính năng và đặc tính từng thành phần, thực hiện các nhiệm vụ thu thập và phân tích dữ liệu nhằm đề ra phương thức vận hành hệ thống cung cấp điện một cách hợp lý.
165. Thiết bị điện mỏ (3,2,1)
- Kiến thức cơ bản về lý thuyết thiết bị điện, nguyên lý làm việc, kết cấu, đặc tính kỹ thuật và lĩnh vực sử dụng, tính toán lựa chọn các loại thiết bị điện thông dụng trong hệ thống điện lực, điện công nghiệp.
166. Tự động hóa quá trình sản xuất mỏ  (3,2,1)
- Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan về các mô hình tĩnh và động của FET và của các phần tử logic, cơ bản về thiết kế IC tương tự, thiết kế IC số. Lập mô hình với sự trợ giúp máy tính. Các kỹ thuật thiết kế mạch khuếch đại thuật toán loại khuếch đại áp và khuếch đại hỗ dẫn; Các kỹ thuật thiết kế mạch đếm, mã hóa, mạch tích hợp A/D và D/A.
167.Nhà máy điện và trạm biến áp: (3,3,0)
- Cung cấp những kiến thức cần thiết, quy trình công nghệ chế tạo nhà máy  điện và trạm biến áp, Máy phát điện công suất lớn, các máy biến áp lực, thiết bị tự dựng trong nhà máy điện, sơ đồi nối điện chính trong nhà máy điện và trạm biến áp; vận hành, thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp, lý thuyết cơ sở của việc tính toán sửa chữa. .
168.Giải tích và mô phỏng trên máy tính (3,3,0)
- Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mô hình toán các phần tử của hệ thống điện, mô hình chế độ, các phương pháp giải tích mạng điện và trình tự mô phỏng các trạng thái quá độ của hệ thống điện. Giới thiệu các phần mềm mô phỏng và các ứng dụng chuyên ngành.
169.Mạng và cung cấp điện: (3,3,0)
- Cung cấp những kiến thức cơ bản, những bản chất vật lý về điện quan đến mạng điện cung cấp và mạng điện phân phối. Giới thiệu những mụ hỡnh toán học, những công cụ hiện đại để tính toán, những hệ thống điện phức tạp, từ đó có thể dễ dàng tính toán được các tham số kỹ thuật và các tham số vận hành cần thiết của mạng điện. Từ xây những bài toán tổng quát và phức tạp trong thiết kế vận hành, theo những tiêu chuẩn kỹ thuật và những chỉ tiêu đó được lựa chọn.
170.Vận hành hệ thống điện (3,3,0)
- Cung cấp những kiến thức cần thiết, quy trình công nghệ tự động và điều khiển hệ thống điện và vận hành HTĐ.
171.Điều khiển tự động truyền động điện:  (3,3,0)
- Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về điều khiển tự động truyền động điện, nắm được các phương pháp xây dựng một hệ điều khiển tự động TĐĐ và hướng điều chỉnh, về nguyên tắc điều khiển, phương pháp điều khiển các hệ thống truyền động điện tự động trong công nghiệp Mỏ nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung, đồng thời có khả năng tính toán, hiệu chỉnh, vận hành và quản lý các hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp.
 
172.Kỹ thuật máy tính và ghép nối:   (3,3,0)
- Trang bị những kiến thức cơ bản về ghép nối máy tính: Cấu trúc, chức năng KGN, các nguyên tắc trao đổi thông tin, cấu trúc các giao diện máy tính. Trọng tâm là lập trình ghép nối qua cổng COM và LPT.
173.Kỹ thuật mạch điện tử: (3,3,0)
- Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của mạch điện tử như: cơ sở phân tích mạch, cung cấp và ổn định chế độ công tác của các mạch điện tử, các mạch rời rạc thực hiện chức năng biến đổi tuyến tính, các bộ khuếch đại thuật toán và các mạch cơ bản thực hiện chức năng biến đổi phi tuyến.
174.Công nghệ chế tạo linh kiện điện tử: (3,3,0)
Môn học Công nghệ chế tạo linh kiện điện tử là môn học kiến thức cơ sở khối ngành trong nội dung đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử. Môn học này bao gồm những kiến thức về công nghệ chế tạo các vật liệu bán dẫn, vật liệu gốm, vật liệu kim loại; công nghệ chế tạo linh kiện thụ động, diode, transistor, diac, triac..., và công nghệ chế tạo IC. Từ đó, sinh viên có thể hiểu rừ hơn nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, ứng dụng các kiến thức đủ để phục vụ cho việc chế tạo vật liệu linh kiện điện tử.
175.Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) (3,3,0)
- Học phần trang bị cho các sinh viên các kiến thức cơ bản về hệ thu thập và điều khiển như: cấu trúc và phân loại hệ thống thu thập và điều khiển; các mạch điều khiển và các mạch chuyển đổi trong hệ thu thập và điều khiển; các cơ cấu điều khiển; ứng dụng hệ thu thập và điều khiển trong công nghiệp: Đặc điểm của những hệ thống điều khiển công nghiệp, kiến thức cơ bản về PLC, ngôn ngữ lập trình. Mô hình RTU (Remote Terminal Unit). Mô hình MS (Master station). Truyền thông giao tiếp RS232, RS422 và truyền thông xa. Các phần mềm ứng dụng SCADA. Thiết kế các mo hình SCADA.
176.Rôbôt công nghiệp:   (3,3,0)
Các khái niệm cơ bản về rôbốt công nghiệp, các công cụ toán học để thiết lập và giải các bài toán động học, động lực học của rôbốt công nghiệp. Phương pháp điều khiển rôbốt.
177.Kỹ thuật cảm biến: (3,3,0)
- Học phần cung cấp cho sinh viên có những kiến thức cơ sở về nguyên lý làm việc, cấu tạo, cơ chế làm việc và các đặc tính cơ bản, các mạch đo và phạm vi ứng dụng của các bộ cảm biến được dùng trong các hệ thống đo lường và điều khiển..
178.Cấu trúc máy tính và giao diện: (3,3,0)
- Học phần cung cấp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về các bộ phận của máy tính, hiệu chỉnh máy tính theo đúng yêu cầu, hiểu rõ chức năng của các phần tử trong máy tính.
 
179.Công nghệ chế tạo máy điện - thiết bị điện mỏ: (3,3,0)
Các công nghệ tính toán thiết kế máy điện, thiết bị điện trong mạng điện xí nghiệp  mỏ: Máy biến áp, động cơ điện, công tắc tơ, áptô mát, khởi động từ… về tính năng, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc, tính toán điều chỉnh và lựa chọn thiết bị.
180.Bảo vệ Rơle trong hệ thống điện mỏ: (3,3,0)
    + Phần lý thuyết: Trang bị những kiến thức cần thiết, quy trình công nghệ để bảo vệ và tự động hóa trong hệ thống điện mỏ, ứng dụng của từng rơle trong từng trường hợp cụ thể. Biết được nguyên lý tự động hoá trong hệ thống điện như: Tự động điều chỉnh điện áp, tần số...
+ Phần thực hành: Rèn luyện kỹ năng về sơ đồ công nghệ của hệ thống điện và cách tính toán sửa chữa các loại Rơle trong hệ thống điện.
181.Trang bị điện mỏ:         (3,3,0)
- Nội dung học phần cung cấp kiến thức về các thiết bị bảo vệ, thiết bị điều khiển, thiết bị cung cấp điện, thiết bị chiếu sáng... trong mạng điện mỏ
182. Kỹ thuật máy tính và ghép nối:   (3,3,0)
- Trang bị những kiến thức cơ bản về ghép nối máy tính: Cấu trúc, chức năng KGN, các nguyên tắc trao đổi thông tin, cấu trúc các giao diện máy tính. Trọng tâm là lập trình ghép nối qua cổng COM và LPT.
183. Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) (3,3,0)
- Học phần trang bị cho các sinh viên các kiến thức cơ bản về hệ thu thập và điều khiển như: cấu trúc và phân loại hệ thống thu thập và điều khiển; các mạch điều khiển và các mạch chuyển đổi trong hệ thu thập và điều khiển; các cơ cấu điều khiển; ứng dụng hệ thu thập và điều khiển trong công nghiệp: Đặc điểm của những hệ thống điều khiển công nghiệp, kiến thức cơ bản về PLC, ngôn ngữ lập trình. Mô hình RTU (Remote Terminal Unit). Mô hình MS (Master station). Truyền thông giao tiếp RS232, RS422 và truyền thông xa. Các phần mềm ứng dụng SCADA. Thiết kế các mô hình SCADA.
184. Vi xử lý- Vi điều khiển: (3,2,1)
Cung cấp kiến thức về các phương pháp truyền dẫn tín hiệu, biến đổi tín hiệu A/D, D/A. Nguyên tắc hoạt động của bộ vi xử lý, bộ vi điều khiển.Sinh viên đọc được sơ đồ khối và lưu đồ tiến trình, sơ đồ mạch của các mạch vi xử lý thông dụng. Có khả năng thiết lập một mạch vi xử lý, vi điều khiển để sử dụng vào một ứng dụng cụ thể.
Tìm hiểu về Kit Vi xử lý, vi điều khiển, giới thiệu hệ thống và cách soạn thảo chương trình điều khiển, cách thức điều khiển led 7 đoạn, điều khiển ma trận Led, đo và điều khiển nhiệt độ, chuyển đổi A/D, D/A,  điều khiển động cơ bước
185. Điện tử công suất: (2,2,0)    
Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý làm việc của các linh kiện điện tử công suất, ứng dụng chúng để chế tạo các bộ biến đổi điện áp xoay chiều, một chiều và ứng dụng chúng trong chuyên ngành. Rèn luyện những kỹ năng điều khiển các thiết bị điện tử công suất cơ bản.
186. Điều khiển quá trình+ Đồ án: (3,2,1)
+ Lý thuyết:  Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực điều khiển tự động, như mô hình hoá, ổn định, điều khiển phản hồi và một số phương pháp điều khiển khác để khảo sát ảnh hưởng tương tác giữa các đại lượng của quá trình. Sinh viên có thể sử dụng hiệu quả, bảo trì, cải tiến các hệ thống điều khiển quá trình đã có, cũng như thiết kế và chế tạo mới các hệ điều khiển quá trình đơn giản phục vụ sản xuất và đời sống.
+ Thực hành: Sinh viên áp dụng kiến thức chung về điều khiển quá trình vào một thiết kế giả định hoặc cụ thể.
187. Thực tập điều khiển quá trình (2,2,0)       
Thiết kế, lắp đặt một hệ thống điều khiển và giám sát theo một công nghệ giả định hoặc mô phỏng hệ thống trong thực tế.
188. Thiết bị điện   (3,3,0)
    Nội dung học phần cung cấp kiến thức về các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trong mạng điện xí nghiệp: cầu dao, công tắc tơ, áp tô mát, khởi động từ… về tính năng, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc, tính toán điều chỉnh và lựa chọn thiết bị.
 
189. Thiết kế máy điện- Thiết bị điện   (2,2,0) 
- Nội dung học phần: Tính toán thiết kế máy điện, thiết bị điện trong mạng điện xí nghiệp: Máy biến áp, động cơ điện, công tắc tơ, áp tô mát, khởi động từ… về tính năng, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc, tính toán điều chỉnh và lựa chọn thiết bị.
190. Rôbốt công nghiệp:       (2,2,0)        
Cung cấp các kiến thức về nguyên lý cấu tạo, vận hành và lập trình điều khiển hoạt động của các dạng rôbốt công nghiệp thông dụng. Khái niệm về đơn vị sản xuất (workcell), FMS với sự tham gia của rôbốt. Sinh viên biết điều khiển hoạt động của rôbốt trên một hệ thống cụ thể
191. Thực tập thiết bị điện, chiếu sáng   (3,3,0)
- Học phần trang bị cho sinh viên được làm quen với các thiết bị điện quan sát thực tế cấu tạo của thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng , học cách lắp ráp, thực hiện kiểm tra và hiệu chỉnh máy trước điều khiển…
192. Công nghệ chế tạo Máy điện- Thiết bị điện (3,2,1)
Tính toán chế tạo máy điện, thiết bị điện trong mạng điện mỏ lộ thiên, hầm lò: Máy biến áp, động cơ điện, công tắc tơ, áp tô mát, … về tính năng, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc, tính toán điều chỉnh và lựa chọn thiết bị.
193. Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD) (3,2,1)
- Học phần  này cung cấp kến thức cơ bản về mô hình các phần tử trong mạch điện, các phương pháp lựa chọn thiết bị và lắp đặt sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Giới thiệu phần mềm thiết kế mạch điện và các ứng dụng chuyên ngành.
194. Bơm ép quạt (2,2,0)   
Cung cấp nguyên lý cấu tạo tính năng của các thiết bị thường dùng trong mỏ: Máy bơm, thiết bị quạt gió, máy nén khí. Phương pháp sử dụng, bảo dưỡng và giải quyết sự cố thông thường. Phương pháp lựa chọn các thiết bị: bơm, quạt, máy nén khí.
195. Máy khai thác mỏ: (4,4,0)
Giới thiệu đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động các máy khai thác trong mỏ hầm lò: máy khoan, máy xúc bốc. Phương pháp vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy.
 Cung cấp đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các máy khai thác mỏ lộ thiên chủ yếu: máy xúc ЭKΓ- 5A, máy xúc thuỷ lực, khoan xoay cầu CБщ- 250MH, máy gạt D- 85A. Phương pháp vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy mỏ.
196. Công nghệ chế tạo máy điện, thiết bị điện mỏ (3,2,1)
Tính toán chế tạo máy điện, thiết bị điện trong mạng điện mỏ lộ thiên, hầm lò: Máy biến áp, động cơ điện, công tắc tơ, áp tô mát, … về tính năng, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc, tính toán điều chỉnh và lựa chọn thiết bị.
197. Luật kinh tế (2,2,0)               
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và hiểu biết cơ bản về những quy định pháp luật của Việt nam liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, hành vi, phương thức thực hiện và các chế tài với hành vi kinh doanh. Quy định về sử dụng lao động trong kinh doanh, các quy định về hợp đồng kinh tế, tranh chấp kinh tế và giải quyết các tranh chấp kinh tế trong hoạt động kinh doanh, phá sản doanh nghiệp.
198. Lý thuyết thống kê (3,3,0)
Học phần cung cấp những lý luận về khoa học thống kê: Mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn gắn liền với những điều kiện về không gian và thời gian cụ thể. Trên cơ sở đó tập trung nghiên cứu quá trình tổ chức điều tra, tổng hợp số liệu, phân tích và dự đoán các hiện tượng kinh tế - xã hội.
199. Nguyên lý kế toán (3,3,0)
Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về: Khái niệm, đối tượng, nguyên tắc, chức năng nhiệm vụ, vai trò của kế toán; Các phương pháp kế toán và việc vận dụng các phương pháp kế toán vào quá trình kế toán các hoạt động chủ yếu của mọi loại hình đơn vị cụ thể.
200. Quản trị tài chính doanh nghiệp (3,3,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết về quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường giúp cho các nhà quản lý có thể ra được những quyết định cần thiết trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
201. Quản trị kinh doanh thương mại và dịch vụ  (3,3,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản có liên quan đến việc ghi chép, tổng hợp, phân tích các nghiệp vụ kinh tế của các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho chức năng kiểm  soát và đánh giá hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ.
202. Marketing căn bản (2,2,0)              
Phần bao gồm những kiến thức về nguyên lý marketing và sự vận dụng chúng vào thực tiễn doanh nghiệp như hệ thống thông tin marketing, môi trường marketing và thị trường các doanh nghiệp, nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng, phương pháp luận nghiên cứu marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường gồm các chiến lược thị trường, chính sách marketing và tổ chức quản trị marketing của doanh nghiệp.
203. Quản trị văn phòng (3,3,0)
Nội dung học phần: Học phần sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin khác nhau, các giai đoạn của hệ thống thông tin và một số hệ thống thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Từ đó, sinh viên, những nhà quản trị có thể lựa chọn một trong số hệ thống thông tin thích hợp cho một doanh nghiệp cụ thể nào đó.
204. Quản trị chi phí kinh doanh (3,3,0)
Càng hòa nhập sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay go, khốc liệt... tầm quan trọng của các nhà quản trị càng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Môn học sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết giúp cho các nhà quản trị hiểu hơn về thực trạng doanh nghiệp của mình cũng như vị thế doanh nghiệp của mình trong nền kinh tế thị trường từ đó đưa ra được những quyết định thích hợp để doanh nghiệp của mình đạt được các mục tiêu đã định.
205. Kế toán tài chính  (3,3,0)
Học phần này cung cấp những kiến thức chuyên môn chủ yếu về kế toán tài chính doanh nghiệp với các nội dung: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước; kế toán các loại vật tư; Kế toán tiền lương; Kế toán Tài sản cố định, Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
206. Trang bị điện và điện tử trên máy: (2,2,0)          
Cung cấp các kiến thức cần thiết về truyền động điện, khí cụ điện, các phần tử điều khiển, bộ khuếch đại để hình thành các mạch điện cơ bản trên máy công nghiệp. Sinh viên đọc được các mạch điện trên máy, phát hiện hư hỏng và khắc phục, thay thế.
 207. Hệ thống SCADA: (3,3,0)
Cung cấp các kiến thức cơ bản về điều khiển lập trình, nắm được cấu tạo phần cứng và phần mềm của hệ điều khiển lập trình.Thực hiện được một số bài toán ứng dụng trong công nghiệp.
Trang bị cho sinh viên viên kiến thức cơ bản về hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển từ xa: Thu thập dữ liệu từ các thiết bị công nghiệp hoặc các cảm biến, xử lý và thực hiện các phép tính trên các dữ liệu thu thập được, hiển thị các dữ liệu thu thập được, và kết quả đã xử lý, nhận các lệnh từ người điều hành và gửi các lệnh đó đến các thiết bị của nhà máy, xử lý, các lệnh điều khiển tự động hoặc bằng tay một cách kịp thời và chính xác.
208. Thiết bị điện mỏ  (2,2,0)       
Nội dung học phần cung cấp kiến thức về các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển trong mạng điện mỏ lộ thiên, mỏ hầm lò, tính năng, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc, tính toán điều chỉnh và lựa chọn thiết bị.
209. Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lũ (3,3,0)
Nội dung học phần cung cấp kiến thức cơ bản về địa chất mỏ, công nghệ khai thác ở mỏ hầm lò, công tác vận tải, thông gió và thoát nước mỏ. Phương pháp lựa chọn thiết bị và tổ chức dây truyền sản xuất để đảm bảo năng suất, an toàn cho người và thiết bị.
210. Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên (3,3,0)      
Nội dung học phần cung cấp kiến thức cơ bản về địa chất mỏ, công nghệ khai thác ở mỏ lộ thiên, công tác thoát nước, vận tải mỏ. Phương pháp lựa chọn thiết bị và tổ chức dây truyền sản xuất để đảm bảo năng suất, an toàn cho người và thiết bị.
211. Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia: (3,3,0)
Cung cấp kiến thức về các khái niệm cơ bản, các qui tắc, giải thuật và tiêu biểu sự kiện thực.Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản để mở rộng khả năng lập trình cho các hệ thống tự động.
212. Mạng truyền thông công nghiệp: (3,3,0)
Học phần trang bị cho các sinh viên các kiến thức cơ bản về hệ thu thập và điều khiển như: cấu trúc và phân loại hệ thống thu thập và điều khiển; các mạch điều khiển và các mạch chuyển đổi trong hệ thu thập và điều khiển; các cơ cấu điều khiển; ứng dụng hệ thu thập và điều khiển trong công nghiệp.
213. Tự động hoá toà nhà  (3,3,0)
Cung cấp những kiến thức về hệ thống quản lý tòa nhà BMS (Building Management System), hệ thống quản lý tũa nhà thụng minh iBMS (interligent Building Management System) và nhà thụng minh (Smart Home). Vận hành và khai thỏc các thiết bị và hệ thống điều khiển tũa nhà: các thiết bị cảm biến, camera giám sỏt, máy phỏt điện, hệ thống thang máy, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều khiển HVAC.
214. Truyền động thuỷ lực và khí nén:   (3,3,0)
cung cấp những kiến thức cơ sở của cơ học lưu chất. Nắm vững các định luật cơ bản trong truyền động dầu ép và khí nén. Hiểu rõ nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của các loại bơm dầu, động cơ dầu, máy nén khí, các bộ lọc, đường ống và các loại nối ống. Tính toán và bố trí đường ống cũng như các loại van điều khiển, van ổn áp, van tiết lưu... Sinh viên hiểu được những nguyên lý cơ bản của truyền động dầu ép và khí nén. Hiểu rõ về cấu tạo, biết cách vận hành và đọc được các sơ đồ của các hệ thống truyền động và điều khiển bằng dầu ép, khí nén.
215. Kỹ thuật chiếu sáng (3,3,0)             
Cung cấp kiến thức về ý nghĩa của chiếu sáng trong xí nghiệp, các đại lượng cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng, các nguồn sáng điện, dụng cụ chiếu sáng trong xí nghiệp, thiết kế chiếu sáng và tổ chức mạng chiếu sáng.
216. Máy điều khiển theo chương trình số : (3,3,0)
Nội dung học phần: Cung cấp các kiến thức về nguyên tắc cấu tạo, lập trình, khai thác, vận hành và bảo trì máy NC/CNC.Sinh viên biết vận hành, lập trình gia công trên máy NC/CNC và kết nối để đổ chương trình gia công từ các chương trình CAD/CAM vào bộ điều khiển trên máy CNC.
217. Lý thuyết thống kê (3,3,0)
Học phần cung cấp những lý luận về khoa học thống kê: Mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn gắn liền với những điều kiện về không gian và thời gian cụ thể. Trên cơ sở đó tập trung nghiên cứu quá trình tổ chức điều tra, tổng hợp số liệu, phân tích và dự đoán các hiện tượng kinh tế - xã hội.
218. Nguyên lý kế toán (3,3,0)
Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về: Khái niệm, đối tượng, nguyên tắc, chức năng nhiệm vụ, vai trò của kế toán; Các phương pháp kế toán và việc vận dụng các phương pháp kế toán vào quá trình kế toán các hoạt động chủ yếu của mọi loại hình đơn vị cụ thể.
219. Quản trị tài chính doanh nghiệp (3,3,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết về quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường giúp cho các nhà quản lý có thể ra được những quyết định cần thiết trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
220. Quản trị kinh doanh thương mại và dịch vụ  (3,3,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản có liên quan đến việc ghi chép, tổng hợp, phân tích các nghiệp vụ kinh tế của các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho chức năng kiểm  soát và đánh giá hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ.
221. Marketing căn bản (2,2,0)              
Phần bao gồm những kiến thức về nguyên lý marketing và sự vận dụng chúng vào thực tiễn doanh nghiệp như hệ thống thông tin marketing, môi trường marketing và thị trường các doanh nghiệp, nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng, phương pháp luận nghiên cứu marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường gồm các chiến lược thị trường, chính sách marketing và tổ chức quản trị marketing của doanh nghiệp.
222. Quản trị văn phòng (3,3,0)
Học phần sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin khác nhau, các giai đoạn của hệ thống thông tin và một số hệ thống thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Từ đó, sinh viên, những nhà quản trị có thể lựa chọn một trong số hệ thống thông tin thích hợp cho một doanh nghiệp cụ thể nào đó.
223. Quản trị chi phí kinh doanh (3,3,0)
Càng hòa nhập sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay go, khốc liệt... tầm quan trọng của các nhà quản trị càng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Môn học sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết giúp cho các nhà quản trị hiểu hơn về thực trạng doanh nghiệp của mình cũng như vị thế doanh nghiệp của mình trong nền kinh tế thị trường từ đó đưa ra được những quyết định thích hợp để doanh nghiệp của mình đạt được các mục tiêu đã định.
 
 
224. Thuỷ lực thuỷ văn (2,2,0)      
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Các qui luật cơ bản về cân bằng và chuyển động của chất lỏng cùng các biện pháp áp dụng các qui luật này vào thực tế xây dựng, giúp SV giải quyết các bài toán thuỷ lực phục vụ cho các nhu cầu về nghiên cứu, thiết kế, thi công và quản lý các hệ thống thiết bị, công trình có liên quan tới môi trường chất lỏng. Bao gồm các nội dung sau: Thuỷ tĩnh học; Động lực học chất lỏng; Sức cản thuỷ lực- tổn thất cột nước; Chuyển động đều trong ống có áp, trong kênh hở, kênh kín; Chuyển động không đều trong kênh và sông.
225.  Địa chất đại cương  (3,3,0)
Trang bị cho ng­ười học những kiến thức địa chất cơ bản cũng như­ các kỹ năng địa chất cần thiết như­: Thành phần vật chất của vỏ trái đất (thành phần hoá học, thành phần khoáng vật và đá), các dạng hoạt động địa chất nội ngoại sinh đã ảnh h­ưởng trực tiếp tới hình dạng, thành phần vật chất của vỏ trái đất, các dạng chuyển động kiến tạo đã làm vỏ trái đất bị biến dạng uốn nếp và biến dạng phá huỷ (đứt gãy, khe nứt kiến tạo) , nắm vững khái niệm tuổi địa chất tuyệt đối, t­ương đối của đá - bảng địa niên biểu, ý nghĩa các dạng tài liệu bản vẽ cơ bản (bản đồ, mặt cắt, bình đồ…)
226. Tinh thể khoáng vật   (2,2,0)           
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Thành phần hoá học và cấu trúc của khoáng vật; Về hình thái khoáng vật; Về các tính chất vật lý của khoáng vật; Về nguồn gốc của khoáng vật; Về các phương pháp nghiên cứu tinh thể khoáng vật.
4. Thạch học  (3,3,0)
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Các loại đá (Đá magma, đá trầm tích, đá biến chất) bao gồm: Thành phần hoá học và thành phần của khoáng vật ở trong đá, đặc điểm cấu tạo, kiến trúc và thế nằm của các loại đá cũng như sự phân bố và điều kiện thành tạo của các loại đá trong lớp vỏ Trái đất.
227. Địa mạo và trầm tích Đệ tứ (2,2,0)                  
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Vai trò của các quá trình nội sinh trong việc thành tạo địa hình; Vai trò của quá trình ngoại sinh trong việc thành tạo địa hình; Về địa hình bề mặt Trái đất, bản đồ địa mạo, trầm tích Đệ tứ (Kỷ Đệ tứ); Về các kiểu nguồn gốc của trầm tích Đệ tứ; Về các phương pháp nghiên cứu trầm tích Đệ tứ, bản đồ trầm tích Đệ tứ.
228. Trắc địa phổ thông   (3,3,0)
Hiểu rõ thế nào là góc phương vị, cách xác định và tính.
Biết nguyên lý đo góc, đo chiều dài, đo chênh cao.
Biết đo, vẽ, sử dụng bản đồ địa hình và mặt cắt dọc.
Đánh giá được độ chính xác các kết quả đo, nguyên lý đo góc, đo chiều dài, đo chênh cao. Các mạng lưới mặt bằng và độ cao
Đo vẽ và sử dụng bản đồ địa hình và mặt cắt dọc tuyến
229. Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất (3,3,0)
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Các dạng cấu tạo, hiện tượng biến dạng của các loại đất đá, các dạng thế nằm đá trầm tích, đá magma, đá biến chất; Về các hiện tượng Địa chất như: Uốn nếp, đứt gãy kiến tạo, đới cà nát và khe nứt...; Về việc đo vẽ bản đồ địa chất.
230. Địa vật lý đại cương   (3,3,0)
Các phương pháp đo địa vật lý như: Thăm dò trọng lực, thăm dò từ, thăm dò điện, thăm dò địa chấn, thăm dò phóng xạ, địa vật lý giếng khoan...
 
 
231. Kỹ thuật khoan (2,2,0)         
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Cách thau rửa lỗ khoan và trám ximăng; Về các phương pháp khoan: Khoan đơn giản, khoan lấy mẫu, khoan đập cáp, khoan thăm dò- khai thác nước, khoan giếng dầu và khí; Về các biện pháp đề phòng, cứu chữa các sự cố khi khoan như: Cong thành lỗ khoan, sập thành lỗ khoan, nghiêng lỗ khoan...Và cách thức tổ chức thi công và kỹ thuật an toàn lao động.
232. Đất đá xây dựng và phương pháp cải tạo  (4,4,0)
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Thành phần vật chất của đất (thành phần hạt, thành phần khoáng vật, thành phần hoá học ...); Cấu trúc của đất; Các tính chất vật lý đối với nước và cơ học của đất; Tính chất ĐCCT của một số loại đất đặc biệt; Các đặc điểm thành phần vật chất, cấu trúc của đá và khối đá; Các tính chất cơ lý của đá cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới tính chất cơ lý của đá; Cách thức phân loại đất đá trong ĐCCT và các phương pháp cải tạo đất đá...
233. Địa chất thuỷ văn đại cương (2,2,0)          
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Vai trò Địa chất của nước dưới đất, nguồn gốc, qui luật phân bố, thành phần hoá học và sự biến đổi thành phần hoá học, tính chất vật lý của nước dưới đất; Sự biến đổi thành phần động thái theo (t) và không gian, sự hình thành mỏ, phương pháp tìm kiếm và thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất, về khă năng tự bảo vệ và các phương pháp bảo vệ nước dưới đất.
234. Động lực học nước dưới đất (3,3,0)
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Hiện tượng và các quá trình thấm, các tính chất vật lý của môi trường lỗ hổng và chất lỏng thấm; Các loại vận động của nước dưới đất trong các môi trường đất đá khác nhau, vận động đến các loại lỗ khoan; Các phương pháp tính toán trị số hạ thấp mực nước trong các môi trường đất đá khác nhau; Sự dao động của mực nước ngầm; Các phương pháp để xác định các thông số ĐCTV theo tài liệu thí nghiệm ngoài trời cũng như đánh giá sự xâm nhập của nước mặn đến các công trình chứa nước...
235. Cơ học đất và nền móng (3,3,0)
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Bản chất của đất, các giả thuyết lý thuyết và thực nghiệm, các quá trình cơ học xảy ra trong đất khi chịu các tác dụng bên ngoài và bên trong, sự hình thành của đất, các pha hợp thành đất, các đặc trưng vật lý của đất, các tính chất cơ học và các đặc trưng liên quan, sự phân bố ứng suất trong đất, các vấn đề về biến dạng, sức chịu tải của nền đất, ổn định của khối đất và áp lực đất lên các vật rắn. Trên cơ sở đó, vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất vào mục đích xây dựng công trình. Về các nguyên tắc chung của thiết kế nền và móng, tính toán các móng nông, móng sâu, các giải pháp kết cấu cũng như các phương pháp gia cố nền khi xây dựng công trình trên nền đất yếu, móng chịu tải trọng động nói chung và động đất nói riêng
236. Công trình xây dựng  (3,3,0)
Nhằm trang bị cho SV những kiến thức về: Xây dựng các loại công trình như: Công trình thuỷ lợi gồm: Công trình dâng nước, các công trình trên kênh, các công trình chuyên môn (âu thuyền, trạm bơm,...); Công trình giao thông: Đường ô tô, đường sắt, cầu giao thông; Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; Các công trình ngầm như: Hầm thuỷ lợi, hầm giao thông...
237. Địa chất động lực công trình   (2,2,0)       
Những khái niệm cơ bản và khả năng phân tích dao động kết cấu chịu các nguyên nhân tác dụng động, về khả năng xác định nội lực động, chuyển vị động và đánh giá được hiện tượng cộng hưởng.
238. Điều tra Địa chất công trình - địa chất thuỷ văn chuyên môn  (3,3,0)
Các phương pháp nghiên cứu ĐCCT- ĐCTV, các phương pháp đo vẽ và lập bản đồ ĐCCT- ĐCTV, các bước khảo sát ĐCCT- ĐCTV, các công tác khảo sát cung như nội dung của từng công tác khao sát: Công tác đo vẽ bản đồ ĐCCT- ĐCTV,  các phương pháp khảo sát ĐCCT phục vụ cho xây dựng, thiết kế cho xây dựng công trình dân dụng công nghiệp, cho xây dựng đường sắt, ô tô, cho xây dựng cầu, xây dựng công trình thuỷ lợi, xây dựng đường hầm, đường ống dẫn cho xây dựng các mỏ khoáng sản..., các phương pháp điều tra ĐCTV phục vụ cho cung cấp nước, cho tưới tiêu, cho xây dựng các công trình dân dụng, cho xây dựng các công trình thuỷ công- thuỷ lợi và công nghiệp, cho tìm kiếm và khai thác các mỏ dầu khí.
239. Phương pháp tìm kiếm thăm dò địa chất (3,3,0)
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoáng sản và các phương pháp thăm dò khoáng sản.
240. Cấp thoát nước  (3,3,0)
Các phương pháp nghiên cứu ĐCTV, các phương pháp đo vẽ và lập bản đồ ĐCTV, các bước khảo sát ĐCTV phục vụ việc cấp thoát nước cho dân sinh, cho nông nghiệp.
241. Thực tập địa vật lý đại cương (1,0,1)
Giúp sinh viên có cái nhìn thực tế về những kiến thức đã được học ở phần lý thuyết; Giúp sinh viên làm quen được với một số loại máy đo địa vật lý, biết qui trình và cách thức đo địa vật lý ở ngoài thực địa, biết cách lấy số liệu và sử lý số liệu cũng như cách thức tổ chức của đoàn đo địa vật lý…
242. Thực tập Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ Địa chất   (2,2,0)  
Các đứt gãy, uốn nếp, đới cà nát, các nếp lõm, nếp lồi, các dạng địa hình, địa mạo..., giúp SV sử dụng thành thạo các dụng cụ Địa chất và biết cách đọc bản đồ, biết các loại đá, biết mô tả điểm lộ, biết cách thức tổ chức của một đoàn Địa chất khi đi nghiên cứu thực địa, biết tổng hợp tài liệu thực tế và tài liệu tham khảo, biết viết báo cáo nghiên cứu hoàn chỉnh... 
243. Thực tập Địa chất đại cương (2,2,0)          
Các hoạt động Địa chất nội, ngoại sinh thường gặp và chúng hình thành nên những loại địa hình, địa mạo như thế nào..., giúp SV sử dụng thành thạo các dụng cụ Địa chất và biết cách đọc bản đồ, biết các loại đá, biết mô tả điểm lộ, biết cách thức tổ chức của một đoàn Địa chất khi đi nghiên cứu thực địa, biết tổng hợp tài liệu thực tế và tài liệu tham khảo.
244. Thực tập khoan   (1,0,1)
Đi thực tế để làm quen với qui trình và công nghệ của các loại máy khoan đang được sử dụng rộng rãi ở trong nước; Để nhận biết được các phương pháp khoan, cách thức thau rửa và trám ximang lỗ khoan… và đặc biệt là biết cách tổ chức thi công của một tổ khoan ở ngoài thực tế.
245. Thực tập sản xuất  (4,0,4)                                                        
Các phương pháp khoan ĐCTV- ĐCCT, biết cách thức khoan và biết cách sử lý các sự cố trong quá trình khoan, biết cách lấy mẫu, biết cách ghi chép sổ nhật ký khoan, biết cách thí nghiệm ngoài trời cung như cách xác định các thông số cần thiết cho đúng mục đích, biết tổng hợp tài liệu thực tế và tài liệu tham khảo, biết viết báo cáo thực tập...
246. Thực tập tốt nghiệp  (6,0,6)
Làm quen với các loại máy khoan và các phương pháp tổ chức sản xuất của một tổ sản xuất ở thực địa, trên cơ sở đó đánh giá lại những kiến thức còn thiếu hụt của bản thân mình để khắc phục và viết báo cáo tốt nghiệp
247.  Tổ chức sản xuất và an toàn lao động   (2,2,0)  
Trang bị cho sinh viên các kiến thức về tổ chức quản lý, kế hoạch hoá và phân loaị chi phí trong các công tác trắc địa. Giúp sinh viên biết đ­ược các biện pháp tổ chức thi công trên khu đo, lập quy trình công nghệ hợp lý để thực hiện các công tác trắc địa, lập dự toán cho một công trình trắc địa. Trang bị các kiến thức cần thiết về công tác an toàn cho các kỹ thuật viên trắc địa
248.   Địa chính đại cư­ơng (2,2,0)           
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về địa chính và quản lý địa chính, địa giới hành chính, bản đồ địa chính, l­ưới toạ độ địa chính.
249.   Trắc địa phổ thông I (4,4,0)
Trang bị cho sinh viên ngành Trắc địa những khái niệm cơ bản về hình dáng, kích thư­ớc quả đất, các hệ tọa độ, nội dung đo đạc như­ đo góc, đo dài, đo cao bằng các máy móc thiết bị thực tế đang sử dụng., cách tính toán trong trắc địa thông qua bài toán trắc địa thuận và nghịch. Khái niệm về sai số đo đạc : Các loại sai số, nguồn gốc sai số, cách đánh giá độ chính xác đo đạc thông qua tính toán các sai số.
250.  Trắc địa phổ thông II (3,3,0)
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nội dung của công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa hình và sử dụng bản đồ địa hình. Học xong học phần, sinh viên phải biết lập lư­ới khống chế đo vẽ mặt bằng, độ cao và đo vẽ chi tiết. Lập đ­ược bản đồ địa hình cho một khu vực ở tỷ lệ lớn 1/5000 đến 1/500.
251.   Xây dựng l­ưới (3,3,0)
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về xây dựng mạng lưới, các phương pháp đo và tính toán bình sai lưới khống chế Nhà nước.
252.  Sai số  (4,4,0)
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của lý thuyết sai số và phương pháp số bình ph­ương nhỏ nhất, cách đánh giá độ chính xác của kết quả đo; Các phương pháp bình sai điều kiện, gián tiếp.
253. Thiết bị trắc địa  (3,3,0)
Trang bị kiến thức vật lý liên quan đến công tác đo đạc bằng thiết bị điện tử như­ sóng điện từ, ánh sáng phân cực, hiệu ứng quang điện  v.v. Trang bị cho sinh viên các kiến thức về lý thuyết cơ sở của ph­ương pháp đo xa điện tử, các bộ phận cơ bản của máy đo xa quang điện, các máy toàn đạc chủ yếu áp dụng rộng rãi trong công tác đo đạc, các phương pháp đo trên các thiết bị của ngành trắc địa nh­ư : SET-2, TC-600,  SET-5F,
254.  Trắc địa công trình ngầm (2,2,0)  
Trang bị cho sinh viên phư­ơng pháp thành lập l­ưới khống chế trắc địa trong xây dựng đ­ường hầm và công tác trắc địa trong xây dựng, thi công các công trình đ­ường hầm. Biết ứng dụng các kỹ thuật mới trong thi công đào hầm.
255.   Công nghệ GPS (3,3,0)
            Nhằm trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về hệ thống định vị toàn cầu GPS, cấu trúc vệ tinh, các nguyên lý định vị vệ tinh và các phương pháp đo, xử lý kết quả đo GPS và ứng dụng của nó.
256.   Vẽ trắc địa (2,2,0)   
Nguyên liệu, dụng cụ để vẽ bản đồ, cách sử dụng dụng cụ và kỹ thuật cơ bản trong vẽ bản đồ. Chữ và số dùng trên bản đồ, cách kẻ chữ và số dùng trên bản đồ. Nguyên tắc và kỹ thuật vẽ ký hiệu bản đồ; công tác thanh vẽ bản đồ.
257. Trắc địa công trình (3,3,0)
Giúp sinh viên có kiến thức về trắc địa công trình,  cụ thể: Những vấn đề chung về trắc địa công trình, công tác trắc địa trong việc xây dựng các công trình công nghiệp, công tác trắc địa trong các công trình giao thông  thuỷ lợi và công tác đo đạc phục vụ quan trắc biến dạng công trình.
258. Trắc địa mỏ  (4,4,0)
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về công tác trắc địa ở mỏ lộ thiên và công tác trắc địa ở mỏ hầm lò.
259. Đo đạc biến dạng mỏ (2,2,0)                                                         
Nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức về:  Dịch chuyển và biến dạng đất đá mặt đất ở mỏ hầm lò do quá trình khai thác mỏ gây nên, phương pháp nghiên cứu sự dịch chuyển và biến dạng bằng cách thành lập các trạm quan trắc đo đạc. Biện pháp để bảo vệ các công trình ở trên mặt đất. Dịch chuyển và biến dạng đất đá ở mỏ lộ thiên, phương pháp nghiên cứu bằng lập các trạm quan trắc đo đạc xác định biến dạng bờ mỏ. Từ đó đưa ra các biện pháp chống trượt lở bờ mỏ.
260. Hình học mỏ (3,3,0)
Trang bị cho sinh viên kiến thức về các phép chiếu dùng trong hình học mỏ: hình chiếu có số độ cao (hình chiếu ghi độ cao); hình chiếu trục đo và Hình học hoá khoáng sản: hình học hoá khoáng sản có ích dạng phẳng và ứng dụng hình học hoá trong khai thác khoáng sản.
261.  Kỹ thuật khai thác mỏ (3,3,0)
            Nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mỏ lộ thiên, mỏ hầm lò, các khâu trong dây chuyền công nghệ khai thác và mối quan hệ giữa chúng. Nội dung thiết kế mỏ lộ thiên, cách xác định hệ số bóc đất và biên giới mỏ, các thông số của hệ thống khai thác, hệ thống mở vỉa. Sản lượng mỏ và chế độ công tác mỏ...một số sơ đồ mở vỉa, một số hệ thống khai thác, sơ lược về quy trình công nghệ khai thác trong lò chợ, quy trình đào chống một số loại đường lò, khái quát về công tác thông gió, thoát nước mỏ hầm lò.
262.   Bản đồ học   (2,2,0)
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản đồ học, tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của bản đồ. Những đặc điểm và nội dung cơ bản của bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề và một số khái niệm về cơ sở toán học bản đồ
263.  Địa chất công trình + Địa chất thuỷ văn (2,2,0)
Khái quát môn học ĐCTV và nư­ớc tự nhiên, mối liên quan giữa đất đá của vỏ trái đất và n­ước tự nhiên, tính chất vật lý và thành phần vật chất của n­ước d­ưới đất, phân loại n­ước dư­ới đất...và các kiến thức cơ bản về địa chất công trình như­: Khái quát chung về ĐCCT, các tính chất vật lý và cơ học của đất đá và các hiện t­ượng địa chất và các biện pháp cải tạo tính cơ lý của đất đá.
264.   Cơ sở trắc địa công trình (3,3,0)
Những vấn đề chung về trắc địa công trình, công tác trắc địa trong việc xây dựng các công trình công nghiệp, công tác trắc địa trong các công trình giao thông thuỷ lợi và công tác đo đạc phục vụ quan trắc biến dạng công trình.
265.  Trắc địa công trình công nghiệp thành phố: (3,3,0)
Những vấn đề chung về trắc địa công trình, công tác trắc địa trong việc xây dựng các công trình công nghiệp, thành phố
2666.  Trắc địa công trình giao thông – thủy lợi. (3,3,0)
Giúp sinh viên có kiến thức về trắc địa công trình, cụ thể: Những vấn đề chung về trắc địa công trình, công tác trắc địa trong các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện…
 
 
267.   Quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình:    (2,2,0)           
 Giúp sinh viên có kiến thức về trắc địa công trình,  công tác đo đạc phục vụ quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình.
268.   Thực tập trắc địa phổ thông I (5,0,5)
Nhằm củng cố kiến thức phần lý thuyết đã học, giúp sinh viên sử dụng thành thạo các loại máy trắc địa, biết kiểm nghiệm máy, đo góc, đo chênh cao, đo chiều dài. Thành lập đ­ược mạng l­ưới khống chế đo vẽ, tính toán số liệu đo đạc,  biết đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1000.
26 9.   Thực tập trắc địa phổ thông II   (5,0,5)
Thành lập đ­ược mạng l­ưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GPS, lưới giải tích 1, tính toán số liệu đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
270.  Thực tập trắc địa công trình (5,0,5)
Nhằm củng cố phần lý thuyết đã học của hai học phần Xây dựng l­ưới Trắc địa cơ sở và Trắc địa công trình. Rèn tay nghề đo đạc, tính toán xây dựng l­ưới Trắc địa cơ sở phục vụ cho một công trình nh­ư: Thành lập mạng l­ưới ô vuông xây dựng, đo vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang một tuyến đ­ường, cắm chi tiết đường cong, đo kiểm tra sự thẳng đứng của một công trình. Biết cách bố trí đo đạc một lư­ới tam giác cơ sở đo góc và đo cạnh, tính toán bình sai l­ưới tam giác đo góc và l­ưới tam giác đo cạnh, đo một đ­ờng chuyền độ cao hạng II khép kín và tính toán chúng.
271.   Thực tập trắc địa mỏ (5,0,5)
Giúp sinh viên có cái nhìn sát thực tế những vấn đề đã học ở trên giảng đường như: các mạng lưới khống chế trên mỏ lộ thiên và hầm lò, các phương pháp đo vẽ bản đồ đường lò, biết đo đạc phục vụ cho việc khai thác, biết cách tính toán khối lượng, lập mặt cắt và cho hướng đào lò…
272.  Thực tập trắc địa công trình.  (9,0,9)
Nhằm củng cố phần lý thuyết đã học của hai học phần Xây dựng l­ưới Trắc địa cơ sở và Trắc địa công trình. Rèn tay nghề đo đạc, tính toán xây dựng l­ưới Trắc địa cơ sở phục vụ cho một công trình nh­ư: Thành lập mạng l­ưới ô vuông xây dựng, đo vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang một tuyến đ­ường, cắm chi tiết đường cong, đo kiểm tra sự thẳng đứng của một công trình. Biết cách bố trí đo đạc một lư­ới tam giác cơ sở đo góc và đo cạnh, tính toán bình sai l­ưới tam giác đo góc và l­ưới tam giác đo cạnh, đo một đư­ờng chuyền độ cao hạng II khép kín và tính toán chúng.
273- Vật liệu học và công nghệ kim loại (3,3,0)                                         
Cơ sở về cấu trúc và tính chất của vật liệu cơ khí như cấu trúc tinh thể, giản đồ pha, khuyếch tán và chuyển pha, biến dạng và cơ tính của vật liệu, ăn mòn và bảo vệ vật liệu.
Cấu trúc và tính chất của nhóm vật liệu cụ thể, sử dụng phổ biến trong công nghiệp thép và gang, kim loại và hợp kim màu, vật liệu vô cơ- Ceramic,  vật liệu bột, vật liệu hữu cơ- Polyme, vật liệu kết hợp (compozit).
Giới thiệu phương pháp công nghệ gia công tạo phôi cho chi tiết máy và những  sản phẩm kim loại dùng trực tiếp khác.
Môn học giúp  sinh viên nắm được những vấn đề cơ bản về quá trình công nghệ và phạm vi sử dụng mỗi phương pháp để chế tạo những sản phẩm khác nhau phục vụ cho công việc thiết kế, chế tạo cơ khí.
274. Công nghệ chế tạo máy (3,3,0)
 Giúp sinh viên nắm vững và tận dụng có hiệu quả các phương pháp thiết kế, xây dựng và quản lý các quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí về kỹ thuật sản xuất và tổ chức sản xuất nhằm đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu trong điều kiện quy mô sản xuất cụ thể. Môn học còn truyền đạt những yêu cầu về chỉ tiêu công nghệ cần thiết nhằm nâng cao tính công nghệ trong quá trình thiết kế các kết cấu cơ khí để góp phần nâng cao hiệu quả chế tạo chúng.
275. Kỹ thuật nhiệt  (2,2,0)
 Nhiệt động kỹ thuật nghiên cứu các quy luật biến đổi của nhiệt năng và cơ năng trong các thiết bị nhiệt và ảnh hưởng của sự biến đổi đó tới tính chất vật lý của môi chất thực hiện trong quá trình nhiệt động
Truyền nhiệt: Nghiên cứu sự truyền nhiệt năng trong không gian và sự trao đổi nhiệt năng giữa các vật có nhiệt độ khác nhau.
276- Kinh tế tổ chức (2,2,0)
Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với danh nghiệp sản xuất Ô tô, Công ty chế tạo Ô tô.
Những vấn đề cơ bản về lao động, tiền lương, cung ứng vật tư, vốn sản xuất kinh doanh trong danh nghiệp sản xuất Ô tô, Công ty chế tạo Ô tô. .
Giá, chi phí, lợi nhuận của danh nghiệp sản xuất Ô tô, Công ty chế tạo Ô tô..
277. Thực hành cơ khí cơ bản (2,0,2)
Giúp sinh viên hiểu được tính năng, công dụng, các loại máy cần dùng trong xưởng cơ khí. Rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tế trên các máy trong xưởng cơ khí như: Máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn…
278. Thực hành điện cơ bản (2,2,0)
Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hành về sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra đánh giá chất lượng các linh kiện điện tử, lắp ráp các mạch điện tử cơ bản, các mạch chiếu sáng, thao tác đấu nối dây.
279.  Động cơ đốt trong  (3,3,0)
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý hoạt động, đặc điểm cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của động cơ đốt trong. Phương pháp sửa chữa và điều chỉnh động cơ đốt trong.
280. Hệ thống điện và điện tử ôtô  (3,3,0)
           Giới thiệu chung về nhiệm vụ, đặc điểm hệ thống điện và điện tử trên ôtô, các ký hiệu quy ước về mạch ghép nối, các ký hiệu thiết bị, mã, mầu dây. Chức năng, yêu cầu, sơ đồ mạch, kết cấu và nguyên lý hoạt động của các hệ thống chức năng trong hệ thống điện chung của ôtô, phân tích nguyên tắc tính toán kiểm tra và lựa chọn phần tử chính trong hệ thống, cách chăm sóc bảo dưỡng hệ thống trong quá trình vận hành. Các kết cấu và sơ đồ lấy từ kết cấu và sơ đồ trên xe hiện đại thông dụng ở Việt Nam nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận với các mạch điện và điện tử được sử dụng thực tế trên ôtô.
281. Kết cấu và tính toán ô tô  (3,3,0)
        + Cung cấp phương pháp tính toán thiết kế các hệ thống (phanh, lái, treo, cầu, hộp số, ly hợp, các đăng…).
+ Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống truyền lực, bộ phận chuyển động, các trang bị làm việc.
282 . Lý thuyết ôtô (3,3,0)
 Học phần trang bị cho sinh viên phương pháp tính toán động học và động lực học cho ôtô, phương pháp xây dựng các đường đặc tính động học và động lực học.
 
283 . Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ôtô   (2,2,0)
Các lý thuyết cơ bản về mài mòn và sửa chữa các chi tiết và cặp lắp ghép, phân tích đặc điểm và nguyên nhân mài mòn hư hỏng, trình bày phương pháp kiểm tra sửa chữa và điều chỉnh các chi tiết, cặp lắp ghép và cụm máy cơ bản và hệ thống điện trên ôtô.
284. Tin học ứng dụng trong kỹ thuật ô tô (2,1,1)                                                       
 - Giúp cho sinh viên sử dụng thành thạo một số phần mềm cơ khí
-  Ứng dụng tin học vào việc thiết kế các bộ truyền hoặc các thiết bị máy móc
          - Học phần Autocad
            + Phần lý thuyết: Cung cấp các kiến thức khai thác sử dụng và xây dựng bản vẽ trong phần mềm thiết kế đồ hoạ Autocad và orcad.
            + Phần thực hành: Rèn kỹ năng thực hành, giúp sinh viên lập và vẽ thành thạo các  bản vẽ cơ khí bằng máy tính
285.  Thực  hành cơ bản ô tô  (Máy-  Gầm-  Bệ)  (7, 0 ,7)
Củng cố lại lý thuyết về cấu tạo và sửa chữa động cơ. Vận dụng lý thuyết vào thực tế để giải quyết những công việc cụ thể. Rèn luyện kỹ năng tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa, điều chỉnh và chẩn đoán được các phần cơ bản của động cơ.
286. Nhiên liệu, dầu mỡ, chất tẩy rửa   (2,2,0)
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại nhiên liệu (xăng, dầu Diezel, gas), các chất bôi trơn (dầu, mỡ), các chất tẩy rửa và các thiết bị dùng trong xưởng sửa chữa ôtô. Sau khi học xong môn học sinh viên có thể sử dụng có hiệu quả các thiết bị xưởng, nhiên liệu, dầu mỡ và chất tẩy rửa.
287.    Kỹ thuật điện lạnh ôtô  (2,2,0)
         - Trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện lạnh của hệ thống điều hòa trang bị trên xe ô tô
        - Điện lạnh Ô tô thế hệ mới- Nguyễn Oanh. Nxb GTVT 2006
        - Kỹ thuật điện tử và điện lạnh- Nguyễn Văn Tuệ . Nxb ĐHQG T.PHCM 2008
        - Máy lạnh và điều hòa không khí- Nguyễn Văn Tuệ Nxb KHKT-2008
288. Kiểm định và chuẩn đoán kỹ thuật ô tô (2,2,0)
     Trang bị những kiến thức về chuẩn đoán kỹ thuật động cơ, chuẩn đoán kỹ thuật ô tô theo các tiêu chí: Công suất, khí thải, tiếng ồn. Quy trình công nghệ chuẩn đoán hệ thống truyền lực, hộp số, hệ thống lái
289. Ô tô và môi trường  (2,2,0)
Tramg bị những kiến thức về ô nhiễm môi trường do khí thải động cơ gây ra, ô nhiễm tiếng ồn, các tiêu chuẩn khí thải áp dụng đối với ngành công nghiệp ô tô. Các biện pháp kỹ thuật làm giảm ô nhiễm môi trường
290. Điều khiển thủy khí  (2,2,0)
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kết cấu, nguyên lý làm việc của các loạij máy nén khí và máy thủy lực, các loại van được điều khiển bằng khí nén- điện- thủy lực. Từ đó vận dụng để thiết kế mạch điện- khí nén, điện – thủy lực trong ô tô
291. Luật giao thông đường bộ và  Kỹ thuật lái xe (3,0,3)
    Trang bị những kiến thức cơ bản về điều khiển xe, vận hành xe phục vụ cho công tác đánh xe ra vào xưởng, ga ra khi bảo dưỡng sửa chữa
292. Thực hành động cơ nâng cao  (3,0,3)
- Học phần nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng thực hành nghề về quy trình công nghệ : Tháo, kiểm tra đánh giá chất lượng, sửa chữa, lắp ráp, vận hành, kết hợp kinh nghiệm và sử dụng thiết bị chẩn đoán để tìm ra pan động cơ
 
293. Thực hành gầm ô tô nâng cao  (3,0,3)
- Học phần nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng thực hành nghề về quy trình công nghệ : Tháo, kiểm tra đánh giá chất lượng, sửa chữa, lắp ráp, vận hành, kết hợp kinh nghiệm và sử dụng thiết bị chẩn đoán để hư hỏng của phần gầm ô tô
294. Thực hành điện ô tô nâng cao  (3,0,3)
- Học phần nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng thực hành nghề về quy trình công nghệ : Kiểm tra, sửa chữa, lắp ráp, đấu nối, vận hành sử dụng thiết bị kiểm tra chẩn đoán phần điện ô tô.
295. Cơ học chất lỏng ứng dụng (2,2,0) 
Các quy luật của chất lỏng đứng yên và chuyển động, đồng thời nghiên cứu những tác dụng của quy luật đó trong thực tế sản xuất. Cung cấp bảng đơn vị thường dùng trong thuỷ lực, các bảng tra cứu, các đồ thị thuỷ lực để sinh viên tham khảo trong học tập đồng thời  sử dụng trong tính toán thiết kế.
296. Thực hành điện mỏ (2,2,0)   
+ Phần Máy điện nhằm cung cấp cho sinh viên những kỹ năng về sửa chữa máy điện trên cơ sở nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số máy điện và lắp đặt, vận hành các loại động cơ, máy phát, trạm biến áp công trường, phân xưởng.
+ Phần Thiết bị điện nhằm cung cấp cho sinh viên nguyên lý làm việc của một số thiết bị điện cao áp, hạ áp; phương pháp đấu nối, vận hành một số khởi động từ kiểu thường, kiểu phòng nổ, cầu dao tự động; những kỹ năng sửa chữa thiết bị điện mỏ...
297. Thăm quan sản xuất mỏ (2,2,0)      
- Nội dung giúp sinh viên tìm hiểu về quy mô sản xuất của xi nghiệp mỏ hoặc nhà máy cơ khí; các máy móc thiết bị sử dụng trong nhà máy cơ khí mỏ hoặc trong ngành khai thác mỏ; năng lực sửa chữa của xí nghiệp mỏ hoặc nhà máy cơ khí.
298. Công nghệ chế tạo máy (3,3,0)
+ Cấu tạo và nguyên lý cắt kim loại của máy gia công cơ khí;
+ Chất lượng bề mặt chi tiết máy và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt gia công cơ.
+ Độ chính xác gia công và các yếu tố ảnh hưởng tới chúng.
+ Chuẩn trong chế tạo chi tiết máy và các phương pháp chọn chuẩn, tính toán sai số khi định vị, gá đặt, kẹp chặt và chọn chuẩn.
+ Các phương pháp gia công chuẩn bị trong chế tạo máy.
+ Các phương pháp gia công bề mặt chi tiết máy và thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy, cũng như thiết kế các quy trình công nghệ gia công chế tạo một số chi tiết máy điển hình như: các chi tiết dạng hộp; dạng càng; dạng trục; dạng bạc.
+ Quy trình lắp ráp các sản phẩm cơ khí.
299. Máy thủy khí (3,3,0)
+ Cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính toán các thông số cơ bản của máy bơm, quạt gió, máy nén khí sử dụng trong mỏ.
 + Xác định được chế độ làm việc của máy bơm, máy quạt, máy nén khí trong mạng dẫn. 
300. Máy vận tải – Máy nâng (4,4,0)
+ Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của các loại máy vận tải như: băng tải, máng cào, tầu điện.
+ Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy nâng thông dụng như: cầu trục, cổng trục, các loại pa lăng cố định, di động so với nhiều loại tải trọng khác nhau. Ngoài ra học phần này còn cung cấp cho sinh viên các phương pháp tính các chi tiết, các cơ cấu máy.
301. Công nghệ sửa chữa máy (3,3,0)
+ Sự mòn, sự hỏng của máy, các nguyên nhân gây mòn hỏng máy.
+ Các biện pháp khắc phục phòng tránh sự mòn hỏng. Phương pháp lập quy trình công nghệ sửa chữa cho một máy, cũng như một chi tiết cụ thể.
+ Công tác tổ chức sửa chữa của ngành cơ khí, cách lập kế hoạch sửa chữa cho toàn bộ máy móc, thiết bị mà cơ sở quản lý.
302. Thiết bị trục tải (2,2,0)         
Trục tải là khâu quan trọng trong hệ thống vận tải mỏ, nối liền vận tải trong mỏ và trên mặt đất. Nội dung chính của môn học trục tải nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản sau:          
303. Khoa học quản lý (2,2,0)      
Bao gồm những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý đó là Những vấn đề cơ bản của quản lý kinh tế, các chức năng của quản lý, các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý, các nguyên tắc, phương pháp quản lý, phương pháp tổ chức lao động khoa học của cán bộ quản lý, thông tin và quyết định trong quản lý, nghiên cứu đặc điểm tâm lý cá nhân và tâm lý tập thể trong quản lý.
304. Kinh tế đối ngoại (2,2,0)                  
Bao gồm những vấn đề cơ bản về kinh tế đối ngoại đó là sự hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại, nghiên cứu nền kinh tế thế giới và sự tác động của nó đến hoạt động kinh tế đối ngoại các nước, nghiên cứu thị trường thế giới, vận dụng kết quả nghiên cứu thị trường thế giới trong hoạt động kinh tế đối ngoại, tìm hiểu các hình thức kinh tế đối ngoại chủ yếu của Việt Nam, các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực quan trọng.
305. Kinh tế công nghiệp (3,3,0)
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý công nghiệp mỏ, các loại hình về vốn kinh doanh và quản lý đầu tư trong công nghiệp mỏ, tổ chức lao động và các hình thức trả lương theo cơ chế khoán sản phẩm, giá thành, giá cả và lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ.
306. Pháp luật kinh tế (2,2,0)      
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và hiểu biết cơ bản về những quy định pháp luật của Việt nam liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, hành vi, phương thức thực hiện và các chế tài với hành vi kinh doanh. Quy định về sử dụng lao động trong kinh doanh, các quy định về hợp đồng kinh tế, tranh chấp kinh tế và giải quyết các tranh chấp kinh tế trong hoạt động kinh doanh, phá sản doanh nghiệp.
307. Kinh tế lượng (3,3,0)
- Nội dung của học phần cung cấp các nội dung kiến thức cơ bản về: hồi quy hai biến, hồi quy đa biến, kiểm định giả thuyết và khả năng sử dụng ít nhất một phần mầm kinh tế lượng. Ngoài ra còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào việc xử lý phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể
308. Tin học ứng dụng trong kinh doanh (3,0,3)
Giới thiệu bảng tính Excel, các hàm số dùng trong toán học, trong kế toán và các ứng dụng ; ngôn ngữ Foxpro và các lênh thông dụng.
 
 
309. Quản trị học (2,2,0)              
Sinh viên đã học xong chương trình kiến thức cơ bản, cơ sở là Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng CSVN, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Pháp luật đại cương, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô.
310. Quản lý chất lượng (2,2,0)                           
Học phần sẽ cung cấp cho nhà quản trị tầm quan trọng của chất lượng khi doanh nghiệp muốn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, cũng như sự quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đăng ký chất lượng.
311. Thị trường chứng khoán (2,2,0)     
- Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên tắc hoạt động của thị trường vốn trong nên kinh tế thị trường hiện đại.
312. Nguyên lý thống kê-Thống kê DN (4,4,0)
Bao gồm những vấn đề cơ bản về nguyên lý thống kê gồm: Các khái niệm cơ bản thường dùng trong thống kê, các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê, các chỉ têu đánh giá thống kê, đánh giá thống kê dãy số thời gian, phương pháp chỉ số, hệ thống chỉ số trong thống kê. Thống kê hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: Thống kê sản xuất sản phẩm, thống kê lao động-tiền lương, thống kê TSCĐ; thống kê vật tư; thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp.
313. Định mức lao động (3,3,0)
Bao gồm những vấn đề cơ bản của mức lao động như : Hao phí lao động; chức năng của mức lao động, các phương pháp thu thập và xử lý thông tin để định mức; các phương pháp định mức lao động; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mức lao động (độ căng của mức, trình độ trung bình hoàn thành mức, tần suất hoàn thành mức,...) và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc điều chỉnh mức lao động trong quá trình sử dụng mức lao động vào thực tế sản xuất của doanh nghiệp.
314. Tài chính- Tín dụng- Thuế (3,3,0)
Bao gồm những vấn đề quản trị tài chính, vốn của doanh nghiệp; thu nhập bán hàng và lọi nhuận của doanh nghiệp; huy động vốn qua thị trường tài chính; tín dung doanh nghiệp; thuế.
315. Quản trị nhân lực (3,3,0)
Đây là môn khoa học về quản lý các yếu tố, quá trình SX trong doanh nghiệp, nhằm sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh....
316. Hệ thống thông tin quản lý (2,2,0) 
Học phần sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin khác nhau, các giai đoạn của hệ thống thông tin và một số hệ thống thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Từ đó, sinh viên, những nhà quản trị có thể lựa chọn một trong số hệ thống thông tin thích hợp cho một doanh nghiệp cụ thể nào đó.
317. Kế hoạch sản xuất kinh doanh (4,4,0)
Bao gồm những vấn đề cơ bản của công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp, như: Những căn cứ, những nguyên tắc, những yêu cầu khi lập kế hoạch, các bước hoạch định kế hoạch, quá trình kế hoạch hoá DN, phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của DN.
318. Nguyên lý kế toán- Kế toán DN (5,5,0)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm, đối tượng, nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của kế toán; các phương pháp kế toán và việc vận dụng các phương pháp kế toán vào quá trình kế toán các hoạt động chủ yếu của một số loại hình đơn vị cụ thể phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp.
319. Phân tích tài chính DN và hoạt động KD (3,3,0)
Nghiên cứu đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch SXKD của môi doanh nghiệp; nghiên cứu các phương án kinh tế nhằm đánh giá, phân tích một cách chính xác, đúng đắn kết quả SXKD trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý kinh tế hiệu quả cao.
320. Lập phân tích DADT (2,2,0)
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đầu tư và dự án đầu tư; nội dung và trình tự lập dự án đầu tư; cơ sở tính toán kinh tế- tài chính trong lập và chọn dự án đầu tư; nghiên cứu, phân tích dự án đầu tư; phân tích tài chính, kinh tế XH và môi trường của dự án; nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
321. Thanh toán tín dụng quốc tế (2,2,0)          
Nội dung học phần giúp sinh viên tìm hiểu và giải thích các hiện tượng kinh tế trong xã hội liên quan đến tỷ giá đối đoái trên thị trường quốc tế và Việt Nam. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về các phương tiện thanh toán và hình thức thanh toán quốc tế giúp thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế, thanh toán, giao dịch quốc tế
322. Tài chính doanh nghiệp (2,2,0)       
- Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết về quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường giúp cho các nhà quản lý có thể ra được những quyết định cần thiết trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
323. Kế toán quản trị (3,3,0)
- Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản  có liên quan đến việc ghi chép, tổng hợp, phân tích các khoản mục chi phí và dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch, nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho chức năng kiểm soát và đánh giá chi phí kinh doanh.
324. Cơ lý đá (3,3,0)
+ Đặc điểm, thành phần, cấu trúc cơ bản của đá và khối đá
+ Các tính chất cơ học căn bản của đá, mô hình cơ học của đá, cách xác định tính chất cơ học của đá qua thi nghiệm phá hủy và không phá hủy
+ Trạng thái cơ học của khối đá trong thi công công trình ngầm
+ Tính áp lực mỏ theo các giả thuyết cổ điển.
325. Khoan nổ mìn (3,3,0)
+ Cơ bản về máy và thiết bị khoan.
+ Cơ bản về thuốc nổ và phương tiện nổ.
+ Phương pháp lập hộ chiếu khoan nổ mìn trong thi công đường lò, đường hầm và các công trình ngầm.
+ Phương pháp tổ chức thi công nổ mìn, và phòng ngừa sự cố trong nổ mìn.
326. Mở vỉa và khai thác mỏ Hầm lò   (3,3,0)
+ Các phương pháp mở vỉa và sơ đồ mở vỉa khai thác mỏ hầm lò
+ Các sơ đồ công nghệ khai thác khoáng sản mỏ hầm lò
+ Phương pháp lựa chọn công nghệ và tổ chức khai thác mỏ hầm lò
+ Chi phí, giá thành sản phẩm, năng suất lao động trong khai thác mỏ hầm lò.
327. Vận tải - Trục tải   (2,2,0)    
+ Hệ thống vận tải, trục tải trong mỏ hầm lò và trong xây dựng Công trình ngầm và quy phạm an toàn.
+ Phương pháp thiết kế dây truyền vận tải, trục tải trong xây dựng Mỏ Hầm lò và trong Công trình Ngầm dân dụng và công nghiệp
+ Quy trình kỹ thuật, thi công, vận hành, dây truyền vận tải, trục tải trong Hầm lò và trong Công trình Ngầm.
328.Thông gió, thoát nước (2,2,0)           
+ Hệ thống thông gió và thoát nước trong mỏ hầm lò và quy phạm an toàn
+ Các sơ đồ thông gió và sơ đồ thoát nước trong xây dựng hầm lò và Công trình ngầm
+ Thiết kế dây truyền công nghệ của hệ thống thông gió, thoát nước trong thi công xây dựng hầm lò, các công trình ngầm dân dụng và công nghiệp
329. Vật liệu xây dựng  (3,3,0)
+ Các loại vật liệu xây dựng phổ biến đang được áp dụng
+ Tính chất cơ học, vật lý chung của vật liệu xây dựng
+ Phương pháp xác định các tính chất cơ lý của vật liệu xây dựng bằng phương pháp phá hủy mẫu và không phá hủy mẫu
+ Một số loại vật liệu mới được áp dụng trong xây dựng dân dụng và trong xây dựng Hầm lò và Công trình ngầm.
330.Quy hoạch và thiết kế cấu tạo hệ thống công trình ngầm trong mỏ   (2,2,0)   
+ Hệ thống công trình ngầm trong Mỏ hầm lò, trong giao thông đô thị, trong thủy điện
+ Phương pháp quy hoạch hệ thống công trình ngầm trên bình đồ và trắc dọc
+ Phương pháp thiết kế cấu tạo của hệ thống các công trình ngầm trong Mỏ hầm lò, giao thông đô thị và thủy điện.
331.Quy hoạch và thiết kế hệ thống công trình trên mặt mỏ (2,2,0) 
+ Các công trình xây dựng trên mặt mỏ và mối quan hệ giữa các công trình
+ Phương pháp quy hoạch mặt bằng xí nghiệp mỏ
+ Phương pháp quy hoạch công trình trên bình đồ
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật về công trình trên mặt mỏ
+ Phương pháp thiết kế các công trình trên mặt mỏ.
332.Chống giữ Công trình Ngầm  (2,2,0)           
+ Các loại công trình ngầm và vật liệu, kết cấu chống giữ công trình ngầm
+ Phương pháp nâng cao độ ổn định cho Công trình ngầm
+ Phương pháp thiết kế, thi công các loại vỏ chống công trình ngầm.
333.Kỹ thuật thi công Công trình Ngầm  (3,3,0)
+ Đặc điểm của các loại công trình ngầm trong mỏ.
+ Các sơ đồ công nghệ thi công công trình ngầm
+ Phương pháp và trình tự kỹ thuật thi công các công trình ngầm
+ Phương pháp tổ chức thi công công trình ngầm
+ Hạch toán, chi phí, giá thành trong xây dựng Công trình ngầm
+ Phương pháp nâng cao năng suất lao động trong thi công
334. Đào chống giếng đứng  (2,2,0)        
+  Cấu  tạo của giếng đứng và các vật liệu, kêt cấu chống giữ
+ Sơ đồ công nghệ đào,chống giếng đứng và đặt cốt giếng
+ Phương pháp thi công đào, chống giếng đứng.
+ Tổ chức thi công giếng đứng
+ Năng xuất lao động, chi phí giá thành trong xây dựng giếng đứng
335.Thực tập tay nghề cơ bản (2,2,0)     
+ Công tác chuẩn bị, dụng cụ, vật liệu chống giữ đường lò
+ Gia công vì chống gỗ
+ Chống giữ đường lò bằng vì chống gỗ và vì chống kim loại
+ Củng cố đường lò bị suy yếu bằng vật liệu gỗ
336.Thăm quan và Thực tập sản xuất ở mỏ hầm lò  (5,0,5)
+ Vai trò, nhiệm vụ của các đường lò trong mỏ được thăm quan
+ Đặc điểm về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn của công trình thăm quan.
+ Cơ cấu tổ chức nhân lực tại phân xưởng, xí nghiệp thăm quan
+ Các công việc trong dây truyền sản xuất thi công đường lò chuẩn bị và đường lò xây dựng cơ bản.
337.Thực tập sản xuất ở Công trình Ngầm dân dụng và Công Nghiệp   (5,0,5)
+ Vai trò, nhiệm vụ của công trình ngầm dân dựng và công nghiệp được thăm quan
+ Đặc điểm về vị chí địa lý, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn của công trình thăm quan.
+ Cơ cấu tổ chức nhân lực thi công công trình
+ Các công việc trong dây truyền sản xuất thi công công trình
338. Thực tập kỹ thuật viên (5,0,5)
+ Chức năng nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật trong thi công công trình ngầm
+ Phương pháp lập giải pháp thiết kế thi công công trình
+ Phương pháp triển khai giải pháp xây dựng công trình
+ Giám sát thi công và an toàn lao động trong thi công công trình ngầm
339. Kết cấu công trình   (2,2,0)   
+ Vật liệu bê tông, bê tông cốt thép, thép trong xây dựng công trình
+ Sự làm việc của bê tông, bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực
+ Phương pháp tính toán kết cấu bê tông, bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực làm việc trong điều kiện chịu kéo, uốn, nén , cắt..
+ Phương pháp tính toán kết cấu thép trong các hệ dầm, dàn, cột với các mối liên kết hàn, bulông, đinh tán….
340. Phương pháp thi công công trình ngầm trong vùng địa chất phức tạp (2,2,0)
+ Điều kiện địa chất phức tạp trong thi công công trình ngầm
+ Các phương pháp gia cố đất đá khi thi công công trình ngầm
+ Các giải pháp thi công công công trình trong vùng địa chất xấu
+ Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố do địa chất xấu gây lên cho công trình.
341. Kỹ thuật lập trình C (3,2,1)
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về  phương pháp lập trình có cấu trúc trên máy tính bằng ngôn ngữ C
342. Toán rời rạc  (3,3,0)
Môn học nhằm cung cấp một số kiến thức về cơ sở Toán cho Tin học để sinh viên có điều kiện tiếp thu tốt các môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin như logic mệnh đề, vị từ, đếm, quan hệ và đại số bool
343. Lập trình hướng đối tượng (3,2,1)
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng cơ bản về lập trình hướng đối tượng, cách xây dựng, thiết kế chương trình theo hướng đối tượng và cài đặt chương trình một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
344. Cấu trúc dữ liệu & giải thuật (3,2,1)
Môn học giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của cách tổ chức dữ liệu và giải thuật được xây dựng trên dữ liệu đó. Sinh viên nắm vững được thành tố quan trọng nhất của chương trình: CTDL + GT. Ngoài ra môn học giúp sinh viên bổ sung các kỹ năng lập trình cũng như là tư duy trong việc xây dựng một chương trình máy tính.
345. Cơ sở dữ liệu  (3,2,1)
Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần thiết nhất như: khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các mô hình dữ liệu. giáo trình chủ yếu trình bày về mộ hình dữ liệu quan hệ với các vấn đề như: Lược đồ quan hệ, quan hệ, bộ, siêu khóa, khoá, các phép toán đại số trên các quan hệ, ngôn ngữ truy vấn SQL, ràng buộc toàn vẹn, phụ thuộc hàm với các bài toán bao đóng, phủ tối thiểu, khoá chuẩn, chuẩn hoá lược đồ quan hệ theo các chuẩn quan hệ 1NF, 2NF, 3NF, BCNF.
346. Phân tích & thiết kế hệ thống thông tin (3,2,1)
Cung cấp một phương pháp luận để phân tích thiết kế một hệ thống thông tin (HTTT). Môn học đi sâu vào mô hình dữ liệu ở mức quan niệm.
347. Mạng máy tính  (3,2,1)
Môn học nhằm cung cấp kiến thức lý thuyết nền tảng về mạng máy tính để có thể Quản trị, điều hành mạng máy tính.
348. Kiến trúc máy tính (3,2,1)
Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về tổ chức, kiến trúc và nguyên lý hoạt động của máy tính số, trên cơ sở kiến thức về kiến trúc và nguyên lý hoạt động của đơn vị xử lý trung tâm, kiến trúc và tổ chức bộ nhớ, kiến trúc và chức năng và hoạt động của khối nhập, xuất dữ liệu và nguyên lý hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính.
349. Xử lý tín hiệu số (3,2,1
Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật xử lý tín hiệu số và các ứng dụng của nó. Những kiến thức này, học sinh có thể tiếp cận được với kỹ thuật của các hệ thống thông tin số, các lĩnh vực liên lạc, phát thanh truyền hình, tự động điều khiển và các ngành công nghệ khác.
350. Đồ họa ứng dụng   (3,2,1)
Cung cấp các kiến thức về đồ họa như Flash, Photoshop, … làm nền cho việc thiết kế và lập trình Web sau này.
351. Xử lý ảnh  (3,2,1)
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xử lý ảnh và những kỹ thuật xử lý ảnh như: tính chỉnh ảnh, phân đoạn, nén ảnh để giúp sinh viên giải quyết được những bài toán xử lý ảnh trong thực tế.
352. Thiết kế web  (3,2,1)
Giúp sinh viên biết cách thiết kế và hiện thực một Website. Biết ứng dụng các công cụ đồ họa trong việc tạo tính thẩm mỹ cho trang Web.
353. Lập trình web   (3,2,1)
Cung cấp các kiến thức tổng quát về ứng dụng Web. Cách thức xây dựng các ứng dụng trên Web dựa trên nền .NET thông qua ngôn ngữ ASP.NET
  354. Thương mại điện tử (3,2,1)
Cung cấp các kiến thức về ứng dụng thương mại điện tử nhằm giúp sinh viên: Hiểu rõ mục tiêu, lợi ích, vai trò của thương mại điện tử trong cuộc sống. Nắm vững nguyên lý xây dựng một ứng dụng thương mại điện tử trong thực tế. Nắm vững nguyên lý triển khai hoạt động và tương tác giữa các ứng dụng thành phần trong một và nhiều ứng dụng thương mại điện tử trong thực tế. Biết cách xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình phát triển một dự án thương mại điện tử.
355. Ngôn ngữ Java   (3,2,1)
Cung cấp khả năng lập trình xây dựng các ứng dụng mạng trên nền ngôn ngữ Java. Sinh viên có khả năng phân tích và viết các phần mềm ứng dụng mạng. Hiểu được cơ chế trao đổi thông tin của các giao thức mạng qua đó nâng cao khả năng lập trình của sinh viên cho các thiết bị mạng.
356. An toàn mạng  (3,2,1)
Cung cấp các kiến thức cơ bản về bảo vệ hệ thống mạng gồm bảo vệ hệ thống máy chủ, nắm được các kỹ thuật và thuật toán mã hoá dữ liệu trong quá trình truyền trên mạng. Biết cách ứng dụng các công nghệ và giải pháp an ninh cho các mô hình mạng cục bộ và mạng diện rộng. 
357. Phát triển phần mềm nguồn mở  (3,2,1)
Học phần cung cấp những thông tin đã được xem là thống nhất về nguồn mở và phần mềm nguồn mở. Học phần còn đi sâu giới thiệu các phần mềm, tiện ích mã nguồn mở thường được dùng trong việc phát triển ứng dụng, các kỹ thuật xây dựng phần mềm mã nguồn mở. Cung cấp các kỹ năng phát triển mã nguồn mở cho ứng dụng web dựa trên PHP & MySQL hoặc nền tảng mã nguồn mở khác.
358. Kỹ thuật Đồ họa   (3,2,1)
Môn học giúp sinh viên có được nền tảng bước đầu của kỹ thuật đồ hoạ, từ đó có thể phát triển các chương trình đồ hoạ ứng dụng. Cung cấp các khái niệm và các thuật toán cơ sở của đồ hoạ máy tính, bao gồm, vẽ các đối tượng đồ họa cơ sở, vẽ phông chữ. Giới thiệu các mô hình màu, biến đổi 2D, 3D và quan sát 3D. Đặc biệt sinh viên có khả năng sử dụng phần mềm công cụ OpenGL vào việc phát triển các ứng dụng đồ họa.
359. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (SQLsever) (4,2,2)
Môn học này cung cấp cho sinh viên  kiến thức và kỹ năng sử dụng một hệ DBMS là SQL Server để cài đặt DB và giới thiệu một số công tác quản trị. Môn học giúp sinh viên nắm được các chức năng chính căn bản của một hệ DBMS. Môn học giúp sinh viên tiếp cận với hai vai trò: Nhà phát triển DB và Nhà quản trị  trên một hệ thống quản trị DB
360. Lập trình hướng đối tượng   (3,2,1)
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lập trình hướng đối tượng (một phong cách lập trình hoàn toàn mới đối với sinh viên) như:  Đóng gói, lớp, đối tượng, kế thừa v.v.. Đồng thời qua đó trang bị cho sinh viên cách tiếp cận bài toán trên thực tế theo hướng đối tượng, và cũng qua đó củng cố kỹ năng lập trình với ngôn ngữ cụ thể như  C
361. Mạng máy tính (3,2,1)
Môn này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mạng máy tính. Phân loại mạng máy tính, mô hình 7 tầng OSI và các khái niệm liên quan: Tầng vật lý, Tầng liên kết dữ liệu, Tầng mạng, Tầng giao vận, Tầng trình diễn và Tầng ứng dụng.
362. Phân tích thiết kế hướng đối tượng  (4, 2, 2)
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về phân tích thiết kế hệ thống theo cách tiếp cận hướng đối tượng. Hướng dẫn cho sinh viên sử dụng UML để mô tả mô hình nghiệp vụ, mô hình khái niệm, mô hình động thái, mô hình kiến trúc hệ thống, … Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể ứng dụng để làm đồ án tốt nghiệp, hoặc tham gia vào các dự án phát triển phần mềm ứng dụng.
363. Hệ điều hành Unix/Linux  (3,2,1)
Trang bị cho sinh viên kiến thức về cơ chế hoạt động của Hệ điều hành Linux; các kiến thức về hệ điều hành mạng;  lập trình shell và điều khiển các tiến trình hoạt động trong hệ thống
364. Bảo trì hệ thống   (3,2,1)
Học phần này cung cấp các kiến thức và kỹ năng cài đặt, sửa chữa và nâng cấp hệ thống máy tính
365. Lập trình .NET1   (3,2,1)
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về lập trình trên nền .Net, kĩ thuật lập trình hướng đối tượng trong môi trường Windows và các vấn đề liên quan đến lập trình cho dự ỏn, ứng dụng nhỏ cho doanh nghiệp thông qua ngụn ngữ lập trình .Net
366. Lập trình.NET2 (3,2,1)
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về xây dựng và phân phối một ứng dụng hoàn chỉnh trong môi trường lập trình .Net. Tập trung xây dựng các kỹ năng hoàn thiện chương trình phần mềm.
367. Quản trị mạng  (2,1,1)
Học phần cung cấp các kiến thức về Quản trị mạng và hệ thống nâng cao với Windows 2000/2003 server ; trang bị cho học viên các kiến thức toàn diện, chuyên sâu và nâng cao để học viên có thể làm chủ được các công việc quản lý các dịch vụ, tài nguyên và ứng dụng mạng trong môi trường Hệ điều hành mạng Windows2003 server; Quản trị Active Directory và Web service; Truy nhập từ xa, bảo mật hệ thống nâng cao; tối ưu hoá hệ thống, quản lý, theo dõi, phát hiện và xử lý các sự cố mạng và hệ thống, vv.